Gương điển hình

Người thương binh hỏng mắt chiến đấu ở "đồi không tên"

Cập nhật lúc 09:56 10/08/2017
Lê Mã Lương quê xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, quê hương của hai nữ anh hùng dân tộc Bà Trưng, Bà Triệu.
      Là con liệt sĩ anh thuộc diện ưu tiên, được đi học ở nước ngoài, nhưng anh nhất quyết xin nhập ngũ. Năm 1967, anh trở thành anh bộ đội giải phóng quân. Tại mặt trận Đường 9 nam Lào, có 1quả đồi ở độ cao 351m, hai đại đội của địch thay nhau giữ chốt, chúng ngoan cố không chịu đầu hàng, cuộc chiến giữa ta và địch diễn ra cam go, ác liệt giành nhau từng tấc đất. Đại đội trưởng Lê Mã Lương dẫn quân chiếm lại và trụ vững. Khi bị thương vào mắt, anh được lệnh của cấp trên cho chuyển về tuyến sau chữa thương và điều dưỡng. Lê Mã Lương đi thì chốt “đồi không tên” lại bị giặc tái chiếm. Điều đó, Lê Mã Lương là con người, mưu trí, dũng cảm, có tài chỉ huy tấn công biết chừng nào. Chính vì thế mà “đồi không tên” đã có tên, cấp trên và đồng đội đã đặt tên cho quả đồi đó là đồi “Lê Mã Lương” hoặc “đồi C7” là đại đội do Lê Mã Lương làm đại đội trưởng. Chính tại quả đồi này, Lê Mã Lương ngoài bị thương hỏng mắt trái, trên mình anh còn hàng chục vết thương khác, được xác định thương binh loại 3/4. Ngày 23/9/1971, khi mới 21 tuổi đời, 3 tuổi quân, Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang, là một trong những anh hùng trẻ nhất cả tuổi đời, lẫn tuổi quân ở nước ta.

      Anh tham gia ở chiến trường Quảng Đà, tham gia giải phóng Đà Nẵng, Sài Gòn. Sau tháng 4/1975, Lê Mã Lương tiếp tục nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiếp tục truy kích bọ Funrô ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng).

      Năm 1976 trở ra Bắc học và dạy ở Học viện chính trị. Năm 1981, sang học Học viện quân sự. Năm 1983 về đơn vị cũ làm chủ nhiệm chính trị trung đoàn, rồi trung đoàn trưởng. Năm 1994, với quân hàm đại tá, Lê Mã Lương theo học khóa 21, khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Năm 1998 tiếp tục học lên tiến sĩ. Trong vòng 12 năm, anh là đồng tác giả tham gia biên soạn 25 công trình khoa học, trong đó có 14 công trình cá nhân về tướng tài quân sự Việt Nam, tổng kết các trận đánh lớn trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ của quân và dân ta. Sau một thời gian làm chủ nhiệm chính trị Quân khu Ba rồi về làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

      Lê Mã Lương là tấm gương của lớp thanh niên thời chống Mỹ-chiến đấu và học tập, học tập để chiến đấu. Sau chiến đấu, có điều kiện là anh học tập cũng quyết liệt, đam mê như đánh giặc. Chính vì vậy, Lê Mã Lương đã thành đạt ở học vấn và cương vị công tác.

      Lớp người ở thời chống Mỹ, không ai không nhớ tới câu nói nổi tiếng của Lê Mã Lương: “Cuộc đời đẹp nhất của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù”. Câu nói này của anh đã cuốn hút nhiều sinh viên, thanh niên lớp lớp lên đường chiến đấu.

      Lê Mã Lương người đã góp phần nhỏ làm nên chiến thắng lịch sử - sau lại là người viết sử, người chỉ huy “một bảo tàng” quân sự lớn nhất.

 
Lê Hồng Thiện
Thông tin khác:
Ông Lò Thanh Dọn, cây "Đại thụ" bên dòng Nậm Khênh (08/08/2017)
Thánh Monica (04/08/2017)
Ông Ngô Nhơn, người cán bộ Mặt trận gương mẫu, nhiệt tình (03/08/2017)
Ông Nguyễn Minh Chờ - Trưởng ban công tác Mặt trận tận tâm với công việc (01/08/2017)
10 năm phục vụ dưới chân Mẹ Măng Ðen (31/07/2017)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ (27/07/2017)
Học sinh Công Giáo đạt giải vàng Toán quốc tế (27/07/2017)
Thánh Elizabeth (26/07/2017)
Ông Nguyễn Ngọc Nam – Một trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu (24/07/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log