Tin tức - Hoạt động

Vinh danh Thực hành Tín ngưỡng Tam phủ

Cập nhật lúc 15:46 17/04/2017
Tối 2/4, tại quần thể di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), Bộ VHTT-DL và địa phương đã phối hợp tổ chức Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Đại diện UNESCO trao Bằng chứng nhận cho Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Nguyễn Ngọc Thiện (ảnh: Nam Trần)
Đại diện UNESCO trao Bằng chứng nhận cho Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Nguyễn Ngọc Thiện (ảnh: Nam Trần)

       Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được biết đến là hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Theo hồ sơ Việt Nam trình UNESCO, tín ngưỡng này đã hình thành ở Việt Nam từ thế kỷ XV, việc thực hành tín ngưỡng rất phổ biến trong các cộng đồng người Việt ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, châu thổ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và nhiều địa phương khác.

       Riêng tại Nam Định hiện có khoảng gần 400 địa chỉ gắn với tín ngưỡng này, trong đó lớn nhất, quy mô nhất, hình thành sớm nhất là Quần thể di tích Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản. Việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt bao gồm các nghi lễ cúng bái và nhiều hoạt động khác được tổ chức trong nhiều lễ hội. Trong các nghi lễ cúng bái, nghi lễ chầu văn (hầu đồng, hát văn) là một trong những nghi lễ chính, nghi lễ trung tâm, được biết đến là một hình thức diễn xướng (tích hợp nhiều giá trị nghệ thuật, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, từ âm nhạc đến thời trang, hát múa...) thể hiện đức tin về sự giáng nhập của các vị thần linh.

       Thông qua hình thức diễn xướng này, những người thực hành tín ngưỡng tin rằng họ có thể giao tiếp được với các vị thần để gửi gắm những mong muốn, khát vọng của mình thông qua các thanh đồng - người đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh. Trong các lễ hội, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cũng được nhiều cộng đồng, địa phương thể hiện thông qua nhiều hoạt động mang nhiều giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh khác. Như ở Lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm không khi nào thiếu hai hoạt động biểu diễn “Hoa trượng hội” (xếp chữ) và nghi lễ rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh, do cộng đồng địa phương thực hiện...

 
TDH
Thông tin khác:
Tại sao Chúa Giêsu chết và sống lại? (17/04/2017)
Lễ vọng Phục sinh tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (17/04/2017)
Có nên đeo tang trong ngày thứ Sáu tuần Thánh ? (14/04/2017)
Bạn biết gì về Thứ Sáu Tuần Thánh? (14/04/2017)
Sài Gòn Đại hội Giới Trẻ mùa Chay 2017 (14/04/2017)
10 quốc gia có người Công giáo đông nhất trên thế giới (14/04/2017)
Đức Thánh Cha cổ vũ hiệp nhất Công giáo và Anh giáo (14/04/2017)
Đức Thánh Cha cổ vũ đối thoại và lắng nghe (14/04/2017)
Đi viếng đền Hải Khẩu (14/04/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log