Tin tức - Hoạt động

ĐTC Phanxicô: Lòng thương xót là trung tâm của đời sống Kitô giáo

Cập nhật lúc 16:14 19/03/2020
Đức Thánh Cha nhắc rằng tất cả chúng ta đều mắc nợ, đều là người tội lỗi. Mọi người phải nhớ rằng mình cần tha thứ, cần sự tha thứ, và cần sự kiên nhẫn; đây là bí mật của lòng thương xót: khi tha thứ người ta được tha thứ.

Như hai tuần trước, buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 18/03 của Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục diễn ra tại Thư viện Dinh Tông tòa ở nội thành Vatican và được chiếu trực tiếp cho các tín hữu theo dõi trên các kênh truyền hình và các mạng internet. Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha giải thích về mối phúc thứ năm: “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7).

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha bắt đầu giải thích Mối Phúc thứ năm: Trong mối phúc này, có một điểm đặc biệt: đây là mối phúc duy nhất mà trong đó, nguyên nhân và kết quả của hạnh phúc trùng hợp với nhau; đó là lòng thương xót. Những người có lòng thương xót sẽ được xót thương, sẽ là “những người được thương xót”.

Đề tài tha thứ hỗ tương này không chỉ có trong mối phúc này nhưng nó được lập đi lập lại trong Tin Mừng. Lòng thương xót là trái tim của chính Thiên Chúa! Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng xét đoán và sẽ không bị đoán xét; anh em đừng kết án và sẽ không bị kết án; anh em hãy tha thứ và sẽ được tha thứ” (Lc 6,37). Và thư của thánh Giacôbê khẳng định rằng “lòng thương xót luôn được phán xét khoan dung hơn” (Gc 2,13).

Nhưng trên hết, trong kinh Lạy Cha chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12); và lời cầu xin này là lời cầu xin duy nhất được nhắc lại ở cuối: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Mt 6,14-15: x. Giáo lý Hội thánh Công giáo, 2838).

Tha thứ và nhận sự tha thứ

Có hai điều không thể tách rời nhau: sự tha thứ cho người khác và sự tha thứ mình nhận được. Nhưng nhiều người gặp khó khăn, không thể tha thứ. Vì vậy, nhiều lần điều ác nhận được quá lớn đến nỗi việc có thể tha thứ giống như đang leo lên một ngọn núi rất cao, một nỗ lực to lớn. Và người ta nghĩ: chúng ta không thể, điều này không thể. Lòng thương xót đối với nhaucho thấy rằng chúng ta cần đảo ngược quan điểm. Nhưng chỉ tự sức mình chúng ta không thể: chúng ta cần ơn Chúa, chúng ta phải xin ơn Chúa. Trên thực tế, nếu Mối Phúc thứ năm hứa sẽ tìm thấy sự thương xót và trong kinh Lạy Cha, chúng ta xin được tha tội lỗi, điều đó có nghĩa là về cơ bản chúng ta là những người mắc nợ và chúng ta cần phải tìm sự thương xót! 

Chúng ta mắc nợ Thiên Chúa và tha nhân

Chúng ta đều là những người mắc nợ, đối với Thiên Chúa, Đấng vô cùng quảng đại, và với anh em. Mọi người đều biết không phải là cha hoặc mẹ, không phải là chồng hay vợ, không phải là anh em hay chị em, là những người mắc nợ. Tất cả chúng ta đều mắc nợ, trong cuộc sống và chúng ta cần lòng thương xót. Chúng ta biết rằng ngay cả chúng ta đã làm điều xấu, và vẫn luôn có điều gì đó tốt đẹp còn thiếu mà chúng ta nên làm.

Sự khốn khổ đáng thương của chúng ta là cơ hội đến với lòng thương xót

Nhưng chính sự nghèo khó này của chúng ta trở thành sức mạnh để tha thứ! Chúng ta là những người mắc nợ và nếu, như chúng ta đã nghe lúc đầu, chúng ta sẽ được đo lường bằng thước đo mà chúng ta đo lường với người khác (x. Lc 6,38), thì chúng ta nên nới rộng thước đo và tha thứ các khoản nợ, tha thứ. Mọi người phải nhớ rằng mình cần tha thứ, cần sự tha thứ, và cần sự kiên nhẫn; đây là bí mật của lòng thương xót: khi tha thứ người ta được tha thứ. Do đó, Thiên Chúa đi trước chúng ta và tha thứ cho chúng ta trước tiên (x. Rm 5,8). Khi nhận được sự tha thứ của Chúa, đến lượt chúng ta trở nên có khả năng tha thứ. Do đó, sự khốn khổ và thiếu công bằng của mỗi người trở thành một cơ hội để họ mở lòng ra với Nước Trời, ở một mức độ lớn hơn, mở lòng mình ta với thước đo của Thiên Chúa, đó là lòng thương xót.

Không có thứ Kitô giáo không có lòng thương xót

Lòng thương xót của chúng ta xuất phát từ đâu? Chúa Giê su đã nói với chúng ta: “Anh em hãy thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót” (Lc 6,36). Càng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta càng yêu thương (x. GLHTCG, 2842). Lòng thương xót không phải là một chiều kích giữa các chiều kích nhưng là trung tâm của đời sống Kitô giáo: không có thứ Kitô giáo không có lòng thương xót. Nếu tất cả Kitô giáo của chúng ta không đưa chúng ta đến lòng thương xót, chúng ta đã đi sai đường, bởi vì lòng thương xót là đích đến duy nhất của mỗi hành trình thiêng liêng. Nó là một trong những hoa trái đẹp nhất của lòng bác ái (x. GLHTCG, 1829).



Lòng thương xót: sứ điệp cần loan báo hàng ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô

Tôi nhớ rằng đề tài này đã được chọn từ buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên của tôi trong tư cách là Giáo hoàng: lòng thương xót. Và điều này gây ấn tượng rất mạnh đối với tôi, như một sứ điệp mà là Giáo hoàng, tôi muốn phải luôn luôn nói với anh chị em, một sứ điệp phải là sứ điệp của tất cả mọi ngày: lòng thương xót. Tôi nhớ ngày mà tôi hơi xấu hổ khi giới thiệu một cuốn sách về lòng thương xót, vừa mới được xuất bản của Đức Hồng y Kasper. Và ngày hôm đó tôi đã cảm nghiệm rất mạnh mẽ điều này: “Đó là một sứ điệp mà tôi phải trao, như là giám mục của Roma”. Lòng thương xót, tha thứ.

Lòng thương xót của Thiên Chúa là sự giải thoát và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta sống lòng thương xót và chúng ta không thể cho phép mình không có lòng thương xót: đó là không khí để thở. Chúng ta quá nghèo khổ để đưa ra những điều kiện, chúng ta cần tha thứ bởi vì chúng ta cần được tha thứ.

Hồng Thủy - Vatican

Thông tin khác:
ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho các nhân viên y tế qua đời vì virus corona (19/03/2020)
Sở từ thiện của ĐTC tiếp tục việc bác ái giữa đại dịch corona (12/03/2020)
ĐTC cầu nguyện xin Đức Mẹ bảo vệ Roma, nước Ý và thế giới khỏi đại dịch corona (12/03/2020)
ĐTC Phanxicô dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tù nhân (12/03/2020)
“Thứ Năm đen”: Chiến dịch chống bạo lực phụ nữ (10/03/2020)
Hướng dẫn của Vatican giúp các nhân viên tránh lây nhiễm virus corona; bảo tàng Vatican đóng cửa đến 03/04 (10/03/2020)
Nước Ý ngưng mọi Thánh lễ, ĐTC cho livestream Thánh lễ hàng ngày để mọi người hiệp thông (10/03/2020)
Vatican công bố chủ đề Ngày Thế giới người Di dân và Tị nạn (09/03/2020)
ĐTC Phanxicô: trở thành chứng nhân là một hồng ân (09/03/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log