Tin tức - Hoạt động

Lăng mộ cổ Sài Gòn xưa

Cập nhật lúc 15:18 19/12/2020
Lăng Lê Văn Duyệt (có tên chữ là Thượng Công miếu, tục gọi là Lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tại phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng công linh miếu trong Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt Ảnh: Hoàng Hải
Thượng công linh miếu trong Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt Ảnh: Hoàng Hải
Lăng Lê Văn Duyệt (có tên chữ là Thượng Công miếu, tục gọi là Lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tại phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Do vị trí Lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung Lăng Ông - Bà Chiểu”. Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Lăng Ông rộng 18.500m2 trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh có nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân, mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh, miếu thờ, chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, cổng Tam quan có hàng chữ Hán Thượng Công Miếu. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn-Gia Định xưa. Ngày 6/12/1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là “Cha Cả”, tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, người Pháp. Ngài mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là “Giám mục Thượng sư”, ngài được đưa về an táng ở khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía Tây Bắc thành phố Sài Gòn lúc đó. Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc mộ ngài theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000m2, gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn. Năm 1980, Nhà nước ta giải tỏa lăng mộ để mở đường. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho Tổng lãnh sự Pháp đưa về nước. Học giả Phạm Quỳnh nhân chuyến du ngoạn Nam Kỳ năm 1918 mô tả: Lăng Cha Cả được xây kín như kiểu một cái đình lối ta. Chính mộ Cha Cả là cái sập đá to ở giữa, xung quanh đặt cửa bức bàn. Hai cái mộ nhỏ hai bên thì bên tả là mộ cha Charbonnier, bên hữu là mộ cha Miche (người Pháp, mới phụ-táng về sau. Trong đình trước mộ có tấm bia đá kỷ-niệm cái công-đức của Cha Cả...
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Tân giáo xứ nơi đảo xa (19/12/2020)
Hướng đến một lối sống khác (19/12/2020)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước (19/12/2020)
Giáng Sinh trong Buôn Làng (18/12/2020)
ĐTC Phanxicô kỷ niệm 51 năm thụ phong linh mục (18/12/2020)
ĐTC mời gọi các nông dân liên đới với nhau và tôn trọng thiên nhiên (18/12/2020)
Tòa Thánh tổ chức cuộc họp về khủng hoảng nhân đạo ở Syria và Iraq (11/12/2020)
Tông thư Patris Corde - Trái tim của Người cha (11/12/2020)
Trưng bày 90 năm - Ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân (08/12/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log