Tin tức - Hoạt động

Tình yêu trên bình diện chính trị

Cập nhật lúc 11:47 03/04/2021
Không phải tất cả mọi người đều được kêu gọi trực tiếp tham gia vào chính trị, nhưng ngay trong xã hội đã xuất hiện nhiều tổ chức chú tâm vào công ích, khi cố gắng bảo vệ môi trường thành phố.
Cần tiêu thụ thực phẩm một cách có lương tâm..
Cần tiêu thụ thực phẩm một cách có lương tâm..

Tìm hiểu Thông điệp:

- Không phải tất cả mọi người đều được kêu gọi trực tiếp tham gia vào chính trị, nhưng ngay trong xã hội đã xuất hiện nhiều tổ chức chú tâm vào công ích, khi cố gắng bảo vệ môi trường thành phố. Tỉ như họ lo lắng cho có một nơi công cộng (một toà nhà, một vòi phun nước, một đài kỷ niệm, một khung cảnh thanh bình, một công trường) và tất cả những gì thuộc về những đối tượng đó; họ lo lắng bảo vệ, lành mạnh hoá, làm tốt hơn hoặc làm đẹp hơn. Quanh những tổ chức đó, triển khai hoặc nảy sinh một mạng lưới xã hội. Một cộng đồng tự giải thoát mình khỏi sự tiêu thụ dửng dưng. Điều đó làm nổi bật văn hoá của một căn tính chung, một lịch sử tồn tại và tiếp tục phát triển. Theo cách này, thế giới và phẩm chất đời sống của người nghèo sẽ được chăm sóc, nhờ vào ý nghĩa liên đới, đồng thời cũng là ý thức cùng chung một nhà, được Thiên Chúa trao phó. Những hoạt động chung như thế, khi diễn tả một tình yêu dâng hiến, có thể trở thành những kinh nghiệm tinh thần sâu xa.(LD 232).

Minh họa và Bình luận:

- Doanh nhiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực môi trường tại Việt Nam: Hơn 6.000 doanh trong thời gian tới, các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực môi trường sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam. Đó là khẳng định của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản. Phóng viên báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này. Ông TAKIMOTO KOJI cho biết: “Trong đợt này (11/2016) tham khảo thị trường Việt Nam lần này có 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, bao gồm các doanh nghiệp chuyên đầu tư hệ thống xử lý chất thải cho nhà máy sản xuất, chất thải rắn đô thị, nước thải đô thị. Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp thiết kế phần mềm cảnh báo phòng chống nguy cơ liên quan đến thiên tai như bão lũ, ngập lụt, sóng thần... Nhìn nhận về tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực môi trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn”.

- Tiết kiệm lương thực để nâng chất môi trường: Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho thấy, khoảng hơn 1/3 thực phẩm trên toàn thế giới bị mất mát, lãng phí. Chẳng hạn tại Bắc Mỹ, khoảng 61% khối lượng lương thực bị mất mát trong giai đoạn tiêu thụ. Ngoài lý do khâu bảo quản kém, thì ý thức của người dân cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát này.

- Một nhân viên phụ trách mảng bếp tại một nhà hàng chuyên về hải sản tươi sống tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Nhà hàng chúng tôi chuyên bán các loại hải sản cao cấp, giá vài triệu đồng/kg. Chẳng hạn, con tôm hùm cỡ lớn có giá gần chục triệu đồng mà khách vẫn ăn ào ào. Các loại tôm, cá bình thường cũng giá bạc triệu. Thế nhưng, sau mỗi bữa ăn, thực phẩm thừa mứa khá nhiều, thường bị bỏ lại từ 20% - 30%”.

- Trước thực trạng lãng phí nguồn lương thực này, thế giới đã từng có nhiều chiến dịch, chẳng hạn như “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”; “Nghĩ - Ăn - Tiết kiệm”... Ở Việt Nam, có các chương trình kêu gọi người dân sử dụng thực phẩm bỏ đi làm phân bón hữu cơ trong quá trình canh tác rau sạch; phân loại rác thải tại nguồn; mô hình khu dân cư không rác... 

- Các chiến dịch nâng cao ý thức của người dân đã và đang góp phần cảnh tỉnh việc sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên. “Một cộng đồng tự giải thoát mình khỏi sự tiêu thụ dửng dưng. Điều đó làm nổi bật văn hoá của một căn tính chung, một lịch sử tồn tại và tiếp tục phát triển. Theo cách này, thế giới và phẩm chất đời sống của người nghèo sẽ được chăm sóc, nhờ vào ý nghĩa liên đới, đồng thời cũng là ý thức cùng chung một nhà, được Thiên Chúa trao phó..(LD 232).

- Bảo vệ và cải thiện tình trạng môi trường hiện tại đang là một trong những chủ đề được giới trẻ vô cùng quan tâm, chia sẻ và bắt tay hành động. Không chỉ dừng lại ở sự “cầu nguyện” theo phong trào Prayfor Amazon mà họ còn hướng đến những hoạt động thiết thực hơn như thay đổi lối sống gần gũi với môi trường hơn.

- Tuy nhiên, đôi khi những hình ảnh môi trường bị tàn phá, động vật đau khổ vì rác thải nhựa khiến bạn cảm thấy chỉ thay đổi chính mình là chưa đủ. Hãy tham gia vào những tổ chức vì môi trường có quy mô lớn hơn và tạo ra nhiều giá trị thực tế cho xã hội hơn.
 
FX. Đỗ Công Minh (Sưu Tầm)
Thông tin khác:
Mở lối qua biển mây (03/04/2021)
Thánh Giuse người cha âm thầm (02/04/2021)
Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ Quy chế phối hợp công tác (01/04/2021)
Hà Nội mở cửa đón khách trở lại (30/03/2021)
Máy đào hầm thần tốc (30/03/2021)
Con đường nhỏ của tình yêu (29/03/2021)
Cây Thánh giá hòa bình tại Maryland - Hoa Kỳ (29/03/2021)
Đức Tổng Giám mục Huế thăm mục vụ và khánh thành tượng đài thánh cả Giuse (28/03/2021)
Sau 400 năm, thành UR, quê hương tổ phụ Abraham được chiếu sáng (27/03/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log