Văn hóa nghệ thuật

Những ngôi nhà thờ chìm trong nước

Cập nhật lúc 09:34 10/11/2015
Nhà thờ Nezaluat cogotl ở Mexicô là một ví dụ. Nhà thờ này được xây dựng khá bề thế và kiến trúc tinh xảo ở bang Chiopas từ thế kỷ XVI dưới thời linh mục Temple of Santoamgo la Casas.

Nhà thờ Nezaluat cogotl ở Mexicô
 
Tuy nhiên, khi nhà nước xây đập thủy điện Mouthing năm 1996 thì khu vực nhà thờ trở thành hồ chứa nước và ngôi nhà thờ to lớn bị biến mất trong nước và không ai còn nhớ đến công trình tôn giáo này nữa. Mãi đến năm 2002 khi trận hạn hán kinh khủng xảy ra ở Mêhicô, nước hồ cạn đáy thì người ta rất ngạc nhiên thấy một công trình kiến trúc cổ đã xây dựng 400 năm được lộ diện. Công trình đồ sộ này còn đo được chiều dài 61m, rộng 14m, tường cao 10m và tháp chuông còn lại cao 20m. Các đường nét kiến trúc vẫn còn rất sắc nét, kỹ thuật tinh xảo. Rất nhiều người đã đi trên lòng hồ để tham quan. Rồi hồ lại ngập như bình thường khi đủ nước và năm 2015 trận hạn hán làm nước hồ cạn đi 25m và nhà thờ lại phát lộ ra (ảnh trên). Nhiều thuyền chài được du khách thuê để chở đi ra tận nơi chiêm ngắm nhà thờ này.
Một nhà thờ bị chìm rất nổi tiếng ở Nga là tu viện thánh Nicolas. Tu viện này được xây dựng những năm 1796-1800. Tu viện có kiến trúc đẹp được coi là biểu tượng của nước Nga sau cách mạng. Năm 1939 chính phủ quyết định nhấn chìm cả thị trấn trong đó có tu viện Nicolas để làm hồ chứa nước sông Volga. Tuy nhiên, phần tháp chuông của tu viện với cây Thánh giá trên nóc, vẫn nhô cao trên mặt nước và tạo thành điểm nhấn du lịch ở đây. Chính quyền đã xây một đảo nhân tạo quanh tháp chuông để du khách dễ tiếp cận tháp chuông hơn.
Nhà thờ Reschen ở Italia nằm ở gần biên giới Áo cũng bị chìm sâu dưới hồ từ năm 1950 cùng với 152 ngôi nhà nằm trên diện tích 522 ha khi nhà nước xây hồ chứa nước có độ sâu 24m để phục vụ nông nghiệp. Nhưng tháp chuông nhà thờ cao tới 50m nên vẫn như cố nhô lên cao trên mặt nước. Du khách rất thích thú trượt băng trên hồ khi hồ đóng bắng để ngắm nhìn tháp chuông rất đẹp. Quả chuông vẫn treo trên nóc tháp và tiếng chuông vẫn ngân vang khi mùa đông đến.
Nhà thờ Retrolandia ở Brazil nằm gần sông Sao Francisco cũng bị chìm một nửa trong nước hồ. Phần mái nhô lên trong như miệng con cá voi khổng lồ chuẩn bị săn mồi. Còn nhà thờ Potisi ở Venezuelathì bây giờ chỉ còn cây Thánh giá trên nóc nhà thờ là cố vươn lên trên khỏi mặt nước. Khu vực này xưa kia là khu dân cư đông đúc với 1200 dân nên khi chính phủ xây đập La Honda vào năm 1995, đích thân Tổng thống Calos Andre Rezez đã phải đến đây thương lượng và thuyết phục dân chúng.

Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ Văn Lý (Nam Định)
Tại Việt Nam do sự xâm thực của biển mà nhà thờ Văn Lý (Hải Hậu, Nam Định) cũng đã bị lôi ra ngoài biển. Từ trước năm 1966, nơi đây là làng cá sầm uất. Biển ở đây xâm thực rất mạnh nên dù dân đã 3 lần dời làng, cuối cùng họ cũng đành bỏ lại ngôi nhà thờ yêu quý của mình, chuyển làng vào trong đê. Ngôi nhà thờ này dù bị sóng gió tàn phá nhưng hiện vẫn còn đứng vững với tường cao và tháp chuông kiên cố như thách thức thời gian và gió bão. Nhiều tay săn ảnh chuyên nghiệp cũng đến đây ngủ qua đêm để rình chớp được những cảnh đẹp (ảnh dưới) khi bình minh lên hay cảnh kéo lưới trên bãi biển cạnh nhà thờ đổ. Nhiều đôi uyên ương cũng chọn ngôi nhà thờ hoang phế này làm nền để chụp ảnh cưới.
Bích Hải
Thông tin khác:
Nhà thờ Paraportiani ở Hy Lạp (02/11/2015)
Nhà thờ Ka Đơn (26/10/2015)
Nhà thờ Ka Đơn (26/10/2015)
Nhà thờ Ba Chuông (14/10/2015)
Linh địa trại gạo (01/10/2015)
Tượng Đức Mẹ cao nhất thế giới (15/09/2015)
Nhà thờThiên Tân, Trung Quốc (07/09/2015)
Đền thánh Phêrô Lê Tùy (31/08/2015)
Nhà thờ Hoàng Nguyên (21/08/2015)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log