Văn hóa nghệ thuật

Thánh Giuse

Cập nhật lúc 08:30 29/12/2016
Thánh Giuse (còn gọi là Joseph, Yuse hay theo tiếng Italia là Giuseppe).

Thánh Giuse.

 
      Kinh Thánh nói rất kiệm lời về thánh nhân. Nhưng chỉ nhận xét vắn tắt, ông là người “công chính”. Ông đã 4 lần được Thiên thần truyền tin. Lần thứ nhất, ông được báo tin Đức Maria có thai và ông đã âm thầm lén bỏ người yêu ra đi chứ không tố cáo cho nhà cầm quyền xử phạt ném đá theo luật bấy giờ. Nhưng sứ thần báo ông phải quay trở lại và ông đã về chăm sóc cho bà Maria được sinh mẹ tròn con vuông. Ông vâng lời, nhẫn nhục đến lạ kỳ vượt xa những tính ích kỷ thông thường của người đàn ông. Đang đêm, nghe lời Thiên sứ mách bảo, ông lại tất tả đưa hai mẹ con Đức Giêsu đi Ai Cập trốn tránh quan quân lùng bắt.

      Ông được coi là dòng dõi danh giá của vua Solomon, hậu duệ đời thứ 40 của vua David. Ông là con bà Maria và ông Nathans. Thời La Mã lúc đó, xã hội chia làm 2 giai tầng. Tầng lớp bình dân gọi là humoliores, còn lớp người giàu có gọi là honestiores. Ông Giuse được ghi là con của người lekton thường được dịch là thợ mộc. Lekton có nguồn gốc từ tecnechnical, thechology có nghĩa là kỹ thuật, công nghệ.

      Trong Cựu ước và Tân ước thấy có sự giống nhau giữa Moise và Giuse. Cả hai đều có cha tên là Giuse và ông nội là Giacop. Cả hai đều bị đe dọa nguy hiểm từ vua và được Thiên thần mách bảo phải chạy trốn.

      Thánh nhân xuất hiện trong Kinh Thánh một cách lặng lẽ, không có câu nói nào của ông được ghi lại. Chỉ biết, ông đưa hai mẹ con bà Maria lên đền thờ Giêrusalem có một lần rồi tìm con bị lạc nhưng dân chúng biết rõ về ông. Nên khi Đức Giêsu xuất hiện, dân chúng bảo nhau: Đó là con bác thợ mộc và bà Maria (Mt 13, 55). Rồi ông cũng lặng lẽ lao động kiếm sống nuôi Đức Giêsu cùng với bà Maria. Lần cuối cùng ông xuất hiện là đưa Đức Giêsu, lúc đó đã 12 tuổi lên đền thờ Giêrusalem (Mt 2, 19-20). Không rõ ông ốm đau và mất lúc nào nhưng tương truyền do lao động vất vả nên ông ốm nặng dài tới 3 năm trời. Ông cho dụng cụ nghề mộc hàng xóm. Ông cưới bà Maria lúc bà 13 tuổi và chung sống với bà 27 năm đến lúc Đức Giêsu đã khôn lớn khoảng 20 tuổi và Đức Maria đã hơn 46 tuổi. Tương truyền, khi thấy ông ốm đau bệnh tật khổ cực, Đức Maria đã xin Chúa Giêsu cho ông được ra đi thanh thản. 9 ngày trước khi mất, các thiên thần đã ca hát vang quanh nhà ông và Đức Giêsu đã ôm tiễn biệt người cha nuôi với lời hứa: Cha sẽ được dành một chỗ cao quý trên nước Trời. Lễ tang ông đơn giản chỉ có mấy người nhưng lại có rất đông các thiên thần rước ông về thiên quốc.

      Việc tôn kính thánh nhân có từ buổi sơ khai của Giáo hội nhưng sau thuyết trình của nhà thần học Jean Gerson tại Công đồng Consonica (1416), Giáo hội đã quyết định tôn vinh và cầu khẩn thánh nhân giúp Giáo hội vượt qua khủng hoảng. Thế kỷ XVI, thánh nữ Theresa Avilla cải tổ dòng Cát Minh và dâng kính tu viện cho thánh nhân bảo trợ. Ngày 19-3-1661, vua Louis XIV đã dâng nước Pháp cho thánh nhân. Các dòng Đa Minh, Phanxicô cổ vũ phong trào tôn kính thánh Giuse. Năm 1870, Đức Piô IX đã đặt thánh nhân là Đấng bảo trợ Giáo hội. Năm 1955, Đức Piô XII đã lập lễ kính vào ngày quốc tế lao động 1-5.

Đền thánh Giuse tại Montreal, Canada.
 
      Thánh Giuse là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật từ âm nhạc, hội họa và kiến trúc nổi danh trên thế giới. Tác phẩm “Joseph ét bien maric” hay nhà thờ mang tên ông ở Canada là bằng chứng. Nhà thờ do chân phước Andre Bessette (1845-1937) khởi công năm 1904. Nhà thờ được xây trên đồi cao có đường lên dài hơn 1 km có thể chưa được 3000 người. Nhà thờ treo 86 quả chuông có mái vòm cao nhất thế giới. Nơi đây có chiếc đàn cổ với 5.811 ống. Trước nhà thờ có quảng trường với tượng thánh nhân cao. Bốn góc có 4 thiên thần đứng và lúc nào cùng nhiều hoa tươi. Mỗi năm nhà thờ này thu hút 2 triệu khách hành hương và chính phủ Pháp đã đưa nhà thờ vào danh sách di sản quốc gia.
 
BÍCH HẢI
Thông tin khác:
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: DÂY PALLIUM (28/12/2016)
Cổ vật thánh thiêng (26/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: CHÌA KHÓA (26/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo:CHỮ VIẾT TẮT JHS (23/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: BẺ BÁNH (22/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: NẾN MÙA VỌNG (21/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: THÁNH PHÊRÔ (20/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: IHS (19/12/2016)
Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: ALPHA & OMEGA (16/12/2016)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log