Văn hóa nghệ thuật

Đền thờ nhà Trần

Cập nhật lúc 11:54 04/07/2018
Đền thờ nhà Trần ở Thái Bình là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần, thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.
Khu Di tích đền Trần Thái Bình. Ảnh: Minh Trị
Khu Di tích đền Trần Thái Bình. Ảnh: Minh Trị
 
Cách đây hơn 700 năm, các vị vua khai nghiệp nhà Trần được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp. Các vua Trần đã cho xây dựng ở đây hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và tam đường lưu giữ hài cốt của tổ tiên như: Thuỷ tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa... Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ. Trong đó, Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tác tại các lăng mộ, như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Hơn 7 thế kỷ, những di vật nằm sâu trong lòng đất tam đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng uy nghi, tráng lệ. Lễ hội Đền thờ nhà Trần Thái Bình diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Đền thờ nhà Trần ở Nam Định được xây dựng từ năm 1695 tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định và tu sửa mở rộng nhiều lần trong nhiều thế kỷ sau đó, trở thành một quần thể đền thờ nơi thờ các vùa nhà Trần cùng các vị có công phù ta nhà Trần. Tại đât có 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng (ngũ môn). Trên cổng ghi các chữ Hán “Chính nam môn”(cổng chính phía nam) và “Trần Miếu” (Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu. Tại đây có 14 bức tượng của- nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần, bài vị của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, 4 người con dâu của Ngài và các tả hữu tướng quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Trương Hán Siêu, Phạm Thiên Nhân vv… Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Bí ẩn tàu chở kho báu Chăm bị chìm ở biển Hồng Hải (26/06/2018)
Đức Chúa dẹp Satan (15/06/2018)
Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh (14/06/2018)
Tam Đảo, Ba Vì (14/06/2018)
Bộ sưu tập nghìn món độc, lạ của "dị nhân" miền Tây (13/06/2018)
Chúa trao mình máu người (13/06/2018)
Bức khảm sơn mài lưu lạc gần thế kỷ (11/06/2018)
Những tấm gương bình dị mà cao quý (11/06/2018)
Ấn tượng Quảng Nam (11/06/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log