Văn hóa nghệ thuật

Kỳ diệu tháp đèn Lanterner Des Morrs

Cập nhật lúc 17:00 07/08/2018
Từ thế kỷ XII, ở Pháp, đã có những tòa tháp đặt đèn, về chức năng tương tự như những cây đèn đường ngày nay.
Đèn Sarlat-la-Caneda. Ảnh: TL
Đèn Sarlat-la-Caneda. Ảnh: TL
Thế nhưng, chúng thường nằm bên cạnh các nghĩa trang, và được xem là một nguồn sáng của linh hồn dẫn dắt người quá cố đến thiên đường. Trong tiếng Pháp, những công trình này có tên là La Lanternes Des Morts, nghĩa là cây đèn của người đã khuất.

Là đèn cũng là tháp, mỗi tháp đèn ở đây đều rất to lớn, có khi cao tới cả chục mét, rộng hàng mét. Nói chung, đây là một kiến trúc vững chãi, rỗng ruột, có thể trú  ngụ và được làm bằng đá dưới dạng cột trụ, chòi canh hoặc tháp nhỏ hình tròn, lục giác, bát giác có chóp nhọn/ hình nón, trên cùng gắn Thánh giá. Tại gần đỉnh hay lưng chừng tháp có các ô để đèn, và ở dưới chân tháp là lối vào với các bậc thang xoắn ốc hoặc hệ thống ròng rọc kéo và hạ đèn tùy ý. Hàng ngày, người ta sẽ leo cầu thang bộ lên đây thắp đèn, và nếu lối đi hẹp thì đặt đèn lên ròng rọc, đưa lên đưa xuống. Cùng những vân hoa và màu đá kỳ thú, nhiều công trình còn được trang trí bằng các mảng phù điêu, cột kèo, mái vẩy hết sức trang nhã. 
 
Các tháp được xây dựng với nhiều kiểu khác nhau đóng vai trò quan trọng như là một ngọn hải đăng của linh hồn. Ảnh: CTV
Các tháp được xây dựng với nhiều kiểu khác nhau đóng vai trò quan trọng như là một ngọn hải đăng của linh hồn. Ảnh: CTV

Tại sao người xưa lại xây dựng những tháp đèn cao như vậy, và không chỉ cao mà còn đẹp, tới nay vẫn chưa có lời lý giải thấu đáo. Song dựa trên tên gọi và vị trí của chúng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mỗi công trình đều đóng vai trò quan trọng như là một ngọn hải đăng của linh hồn, đưa người đã khuất băng qua bóng tối để tới nơi họ được phán xét và cứu rỗi. Dọc đường đi, nó cũng bảo vệ họ khỏi những nanh vuốt của quỷ dữ và sự tha hóa. Mỗi tháp đèn là biểu tượng của ánh sáng thần thánh Lux Divina. Phần lớn những tháp đèn ở đây đều xuất hiện từ thời Trung Cổ - một thời kỳ vô cùng đen tối trong lịch sử. Người dân trong thời này phải chịu rất nhiều cuộc chiến, dịch bệnh và những ngọn “hải đăng” trên có tác dụng như một làn gió mát đưa họ đi xa, thoát khỏi hoàn cảnh hoặc là một vị thuốc chữa lành vết thương trong tâm hồn. Là một nguồn sáng kiên định trong đêm, không chỉ giúp người chết an nghỉ, không quay về quấy nhiễu thân quyến, chúng còn giúp người dân đi lại dễ dàng trong bóng tối, như là một loại đèn đường công cộng, nhất là ở vùng có dịch, và cần phải tránh nhau nhằm giảm thiểu sự phát tán của bệnh...
 
CHU MẠNH CƯỜNG
Thông tin khác:
Xiếc nghệ thuật tri ân các anh hùng, liệt sỉ (07/08/2018)
Bánh thừa mười hai thùng (06/08/2018)
Sông Hương núi Ngự (02/08/2018)
Một vài địa điểm kitô giáo ở NHật Bản là di sản của nhân loại (01/08/2018)
Thắng cảnh Chùa Láng, Chùa Thầy (01/08/2018)
Thanh thoát giống như thầy (30/07/2018)
Người Cha thương mến (24/07/2018)
Chén thánh ở San Isdoro (18/07/2018)
34 bức vẽ kinh điển của danh họa Raffaello (18/07/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log