Văn hóa nghệ thuật

Xác định vị trí Golgotha, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh

Cập nhật lúc 15:28 23/04/2020
Những khám phá về khảo cổ cho thấy rằng chúng ta biết chính xác địa điểm này từ hơn 1600 năm.
Đồi Golgotha nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá. Tranh: TL
Đồi Golgotha nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá. Tranh: TL
Trong các Tin Mừng, nơi Chúa Giêsu bị điệu đến để chịu đóng đinh thường được gọi là Golgotha, tiếng Do thái nghĩa là “núi sọ”. Địa điểm này còn được gọi là Calvario, vị trí của nó từ lâu đã trở thành đề tài thảo luận giữa các chuyên gia. 

Ngày nay nhà thờ Mộ Thánh xuất hiện trên một vị trí nổi bật mà nhiều người cho rằng đó là ngọn đồi kinh thánh Golgotha. Thế nhưng vị trí của nó nằm trong ranh giới thành phố hiện thời đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi về tính xác thực của nó. Theo phong tục của người Dothái và Rôma hơn 2000 năm qua, các vụ hành quyết phải được thực hiện ngoài thành phố, và điều đó cũng có nghĩa là Golgotha phải nằm ngoài thành Giêrusalem.
 
Nhà thờ Mộ Thánh nằm trong thành cổ Giêrusalem. Ảnh: CTV
Nhà thờ Mộ Thánh nằm trong thành cổ Giêrusalem. Ảnh: CTV

Trong Tạp chí Khảo cổ học Kinh thánh số tháng 5 và 6 năm 2016, Marcel Serr và Dieter Vieweger giải thích rằng lý do này đã tạo nên mâu thuẫn, bởi vì nhà thờ Mộ Thánh được xây dựng nằm trong ranh giới hiện tại của Giêrusalem. Rõ ràng là để kết thúc cuộc tranh luận, những bức tường cổ của thành Giêrusalem cần phải được khám phá và phải được đối chiếu với vị trí của Mộ Thánh. 

Ý định này cuối cùng cũng được thực hiện bởi các nhà khảo cổ học, dẫn đến việc xác định hai địa điểm có khả năng xảy ra: nhà thờ Mộ Thánh như đã nói và nhà thờ Chúa Cứu Thế, nơi mà trong khi xây dựng tòa nhà vào năm 1893 người ta đã khám phá ra một công trình cổ bằng đá với biệt danh là “bức tường thứ hai”.

Tuy nhiên, một cuộc khảo tra cẩn thận về "Bức tường thứ hai" dưới nhà thờ Chúa Cứu Thế, đã khiến các chuyên gia quyết định rằng nó không thể là bức tường thành Giêrusalem giai đoạn Kinh Thánh. Kết luận này được đưa ra dựa trên hai dữ kiện: trước hết bức tường chỉ dày 1,5 mét, quá mỏng so với các bức tường khác trong thành và niên đại của nó được xác định thuộc thế kỷ thứ tư sau công nguyên.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về tính xác thực của nhà thờ Mộ Thánh dưới dạng dấu tích của các hoạt động nông nghiệp. Thực tế này ủng hộ những gì chúng ta biết về khu vực đã được các trình thuật Kinh Thánh kể lại, nghĩa là những khu vực xung quanh nơi đóng đinh được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Di tích còn lại của các mỏ đá sâu cho thấy rằng địa điểm này nằm ngoài các tường thành Giêrusalem vào thời điểm Chúa Kitô chịu khổ nạn, bởi vì không có mỏ đá nào được đặt trong một thành phố. 
 
Phiến đá được cho là nơi đã đặt xác Chúa để xức dầu trước khi an táng. Ảnh: CTV
Phiến đá được cho là nơi đã đặt xác Chúa để xức dầu trước khi an táng. Ảnh: CTV

Các chuyên gia cũng có thể xác định từ các lớp trầm tích, qua đó cho thấy vùng đất nơi nhà thờ Mộ Thánh được xây dựng là một trong những nơi có độ cao hơn rất nhiều. Điều này cũng giúp chúng ta biết về các hoạt động hành quyết của người Rôma, nghĩa là họ sẽ chọn một vị trí trên cao để hành quyết như thể làm gương cho toàn thành phố. 

Serr và Vieweger kết luận rằng địa điểm có lẽ đúng nhất đối với Golgotha thực sự là nhà thờ Mộ Thánh, là nơi cũng gợi ra tính xác thực về ngôi mộ của Chúa Giêsu, vì mộ đó nằm liền kề với nhà thờ, như đã nói trong Tin Mừng, được cho là liền kề với Golgotha. 

Những khám phá này đem lại sự tin tưởng không chỉ cho hàng triệu khách hành hương đã đến đây và viếng thăm nhà thờ Mộ Thánh, mà cho cả nhà thờ thánh Êlêna, mẹ của Constantine đại đế, người được cho là đã xác định vị trí nơi đóng đinh cũng như Thánh giá thật của Chúa. Chính trong sự phát hiện này mà Constantine đã cho xây dựng nhà thờ Mộ Thánh này.
JB Mauro
 
Thông tin khác:
Người khai mở nghệ thuật “vô tâm họa” (21/04/2020)
Nhà thờ Chính tòa Thánh Vitus (20/04/2020)
Loa Thành và Đền Cuông (20/04/2020)
Người mù từ mới sinh (20/04/2020)
Trang nhã thánh đường đá trắng (10/04/2020)
Văn hóa Chăm và Khmer (10/04/2020)
Phụ nữ bên bờ giếng (27/03/2020)
Văn hóa đọc ở phố sách (23/03/2020)
Hai đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, Hòn Mê (23/03/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log