Suy tư - Chia sẻ

CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ HỌC THUYẾT KITÔ GIÁO

Cập nhật lúc 09:28 12/02/2010
Sách giáo lý công giáo dạy: “Thiên Chúa là Đấng công bằng vô cùng”. Và con người là tạo vật được Thiên Chúa tạo nên giống hình ảnh Ngài. Do đó, tự bản tính, con người được sinh ra, lớn lên và hoạt động trong yêu thương, công bằng như hơi thở của sự sống. Tuy nhiên, do tội lỗi nhập vào thế gian, từ nguyên tổ loài người là Adam, Eva, bất tín, bất trung với Đấng Giavê và con cháu sau này, đã phá vỡ kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa, nên đã phải đền bù và sửa lại bằng chính Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người chịu nạn, chịu chết trên Thập Giá và sống lại để phục hồi phẩm giá con người. Dẫu vậy, con người đánh mất đi cảm thức sống yêu thương và trách nhiệm công bằng đối với Thiên Chúa, với bản thân và tha nhân. Ngay từ khởi thủy, Cain vì ích kỷ, tranh dành quyền lợi đã giết em Abilê và liên tiếp tội ác chồng chất ngút trời. Thiên Chúa đã sai nhiều ngôn sứ giáo dục, cảnh cáo, vẫn không lay chuyển, nên đã xảy ra trận lụt Đại Hồng thủy quét sạch thế giới, trừ gia đình ông Noe công chính và ngọn tháp Ba-Ben ngất ngưởng, kiêu căng, bị hủy diệt tiêu tan và phân tán, không ai nghe ai.
          Từ thời ngôn sứ Giêrêmia, dân Do Thái phạm tội nhiều nên Thiên Chúa để cho quân thù là đế quốc Babylon bao vây họ. Thay vì ăn năn sám hối và quay về nương tựa nơi Chúa,họ vẫn tiếp tục làm tội và cậy vào thế lực ngoại bang. Ngôn sứ Giêmia vạch rõ những sai lầm ấy và đe dọa rằng: nếu họ cứ tiếp tục như thế thì có ngày Thiên Chúa sẽ cho quân thù xâm chiếm xứ sở, tàn phá đền thờ và bắt đi lưu đày. Vì những lời nói thật đó, Girêmia bị coi là kẻ quấy rối tinh thần dân chúng và tên phản quốc. Dân chúng đã bắt ông, quăng xuống một cái giếng sâu; Isaia đã nặng lời lên án những ngừơi cầm đầu Do Thái: “Khốn thay những kẻ đặt ra các luật lệ bất công, những kẻ viết nên các chỉ thị áp bức để cản người yếu hèn hưởng công lý”(Is, 10, 1-2).
            Tưởng rằng thời cũ đã qua đi, thời mới đã đến, Đức Giêsu đã đến chấn hưng mọi sự: “Ta đến không phải để phá hủy luật cũ, nhưng để kiện toàn và làm cho trọn hảo”. Nhưng bất công xã hội càng lộ diện công khai và quy mô hơn, không chỉ đơn lẻ một cá nhân, một tập thể mà cả thể chế một quốc gia, một khu vực rộng lớn hơn và trở thành những hiệp ước quốc tế. Điển hình, thế giới đã chứng kiến những cuộc biểu tình chống bất công, cách công khai hoặc bị đàn áp, của các nước đang phát triển, trước những diễn đàn hội nghị các nước G 8 hay ở nơi này nơi nọ. Nhóm dân quân tự xưng Phong trào giải phóng Châu thổ sông Niger(END) phản đối thảm họa môi sinh do công nghiệp tạo ra và tố cáo điều kiện sinh sống tồi tệ của đa số dân cư trong vùng. Hầu hết các làng thuộc Châu thổ này đều không có trường học, bệnh viện và dịch vụ xã hội, cũng không có nước uống và việc làm được trả lương tương xứng, dân chúng sống chật vật với nghề đánh cá, trong khi xung quanh là các giếng dầu do các công ty nước ngoài quản lý, thu lợi mỗi năm hàng tỷ USD.(VEDAN VIỆT NAM). Chỉ vì Đức Giêsu trả lời vị Thượng tế Philatô: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ…Tôi không nói điều gì lén lút”, thế mà Đức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người (Ga 14,20-21). Tuy vậy Đức Giêsu vẫn quả quyết về thân thế và sứ mạng của Ngài: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này; ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”(Ga 14,37). Điều thật mỉa mai, lời thốt ra từ miệng một vị Thượng tế như khờ khạo hoặc cao ngạo, chất vấn Chúa Giêsu: “Sự thật là cái gì?”. Sự thật rõ ràng hiển nhiên, là công bằng. Ông tiếp tục vi phạm quyền căn bản của mọi nguời đã đuợc ghi trong “Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”, là tự do ngôn luận và quyền được sống. Ông ta tự mâu thuẫn với chính mình khi ông vừa phán quyết; “Phần ta, ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy”, sau đó cũng chính ông ra lệnh đem đức Giêsu đi đánh đòn. Còn nham hiểm và độc đoán hơn, ông bảo họ: “Các ngươi cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào Thập Giá” (Ga 19,6).
          Xuất phát từ lời Đức Giêsu trả lời Philatô trên: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian để làm chứng cho sự thật”. Do đó, cuộc chung sống đích thực của con người buộc phải tôn trọng sự công bằng, một bậc thang giá trị đúng đắn. Xã hội bảo đảm công bằng khi tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi con gười. Mọi người được hưởng sự bình đẳng về phẩm giá và những quyền lợi căn bẳn, vì họ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa duy nhất và được ban cho một linh hồn có lý trí. Tuy nhiên con người luôn tạo ra những hố sâu bất bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội, ảnh hưởng trên hằng triệu con người. Theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế, lực lượng lao động của Châu Á hiện có 1,8 tỷ người, sẽ tăng thêm 200 triệu lao động nữa từ đây cho đến 2015. Tổ chức này cảnh báo các vấn đề về môi trường, tình trạng thiếu quản lý nhà nước và phân phối của cải không đồng đều sẽ trở nên một mối đe dọa cho tương lai phát triển của Châu lục này. Những phản biện bất bình đẳng trên cho thấy những ai còn lương tri con người đều chống lại bất công; và trên hết, đi ngược lại, cách công khai với Phúc Âm và đối nghịch với công bằng, với phẩm giá và với hòa bình. Vì hòa bình không đơn thuần có nghĩa là không có chiến tranh, mà phải là một xã hội công bằng, yêu thương.
          Đức Giêsu tuân thủ, thực thi công bằng xã hội đối với luật pháp Do thái. Người còn tế nhị tránh cho dân chúng khỏi dị nghị về luật nộp thuế, mặc dù “Người trong nhà được miễn”, Người vẫn bảo Phêrô cứ đóng cho Thầy và anh em. Nhưng Ngài còn đòi hỏi các môn đệ mọi điều vượt trên mức công bằng: “Anh em đã nghe luật dạy rằng, mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em, đừng chống người ác, trái lại nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy đưa cả má bên trái ra nữa, nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài…”(Mt 5,38-40)
          Hội thánh, hiện thân Chúa Kitô, đã biến học thuyết xã hội Kitô giáo thành học thuyết xã hội của Hội Thánh. Như vậy học thuyết xã hội của Hội Thánh là sự khai triển có hệ thống các chân lý của Tin Mừng về phẩm giá con người và chiều kích xã hội của con người, đề ra những nguyên tắc để suy tư, quy định những tiêu chuẩn để phán đoán và trình bày những quy luật và định hướng để hành động.

            Để kết luận, có thể tóm bằng câu trong “Bản Toát yếu sách Giáo lý" của Hội Thánh Công giáo số 510 rằng, Hội Thánh nêu ra quan điểm của mình khi các quyền căn bản của con người, thiện ích chung hoặc phần rỗi các linh hồn bị vi phạm; Hội Thánh thể hiện bằng việc đưa ra một phán đoán luân lý trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Lm Sơn Đoài
Thông tin khác:
Lòng chúng thì xa Ta (10/02/2010)
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2010 CỦA ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI (09/02/2010)
Không được mang gì (03/02/2010)
HÒA GIẢI VÀ HY VỌNG (02/01/2010)
Sứ điệp của Bộ Phúc Âm hóa Các Dân tộc gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN nhân dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam (02/01/2010)
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI GỬI GIÁO HỘI VIỆT NAM NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 (02/01/2010)
SUY NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (09/12/2009)
PHỤ LỤC THƯ CÔNG BỐ NĂM THÁNH 2010 (Về việc hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh) (20/11/2009)
HỎI ĐÁP THƯ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA CÔNG BỐ NĂM THÁNH 2010 (20/11/2009)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log