Tin tức - Hoạt động

Chiếc nôi văn hóa đức tin

Cập nhật lúc 15:42 04/04/2018
"Tựa như chiếc nôi của tình yêu và sự sống, gia đình cũng là nguồn cội của văn hóa. Gia đình chính là nơi nghênh đón sự sống và là trường dạy nhân bản, trong đó các cặp vợ chồng tương lai cần được huấn luyện hết sức chu đáo để làm nên cộng đồng gia đình."
"Tựa như chiếc nôi của tình yêu và sự sống, gia đình cũng là nguồn cội của văn hóa. Gia đình chính là nơi nghênh đón sự sống và là trường dạy nhân bản, trong đó các cặp vợ chồng tương lai cần được huấn luyện hết sức chu đáo để làm nên cộng đồng gia đình."
"Tựa như chiếc nôi của tình yêu và sự sống, gia đình cũng là nguồn cội của văn hóa. Gia đình chính là nơi nghênh đón sự sống và là trường dạy nhân bản, trong đó các cặp vợ chồng tương lai cần được huấn luyện hết sức chu đáo để làm nên cộng đồng gia đình."


Trong Huấn thị "Thử tìm một hướng mục vụ cho vấn đề văn hóa" của Hội đồng Giáo hoàng về văn hóa, 1999, số 14 đã trích dẫn "Thư gửi các gia đình", 1994, số 7 (ÐGH. Gioan Phaolô.II) như sau: "Tựa như chiếc nôi của tình yêu và sự sống, gia đình cũng là nguồn cội của văn hóa. Gia đình chính là nơi nghênh đón sự sống và là trường dạy nhân bản, trong đó các cặp vợ chồng tương lai cần được huấn luyện hết sức chu đáo để làm nên cộng đồng gia đình."

Huấn Thị còn nhấn mạnh thêm: "Gia đình phải lo bảo vệ vai trò căn bản của mình là làm môi trường ưu tiên giúp con người và xã hội được nhân bản hóa" vì "Tương lai nhân loại thế nào là tùy vào chỗ mọi người có được phát triển nhân bản đầy đủ và có liên đới với nhau hay không?" (Populorum progressio, số 42)"

Chúng ta nhận thấy Giáo hội rất quan tâm và đề cao giá trị nhân bản trong các gia đình. Vậy cuộc sống nhân bản theo quan điểm Kitô giáo là gì? Ðó có phải là nơi gặp gỡ và hội nhập giữa văn hóa và đức tin hay không? Theo tinh thần Huấn thị của Hội đồng Giáo hoàng về văn hóa, chúng tôi muốn nhìn lại Công đồng Vatican II qua Hiến chế "Mục vụ về Giáo hội Trong thế giới ngày nay" (GS), Phần II, chương I và chương II về Phẩm giá của hôn nhân gia đình và phát triển văn hóa.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin được đề cập đến hai nét căn bản trong văn hóa gia đình mà Công đồng đã đặc biệt nhấn mạnh đó là: sự sống và tình yêu (GS 49, 50), để góp phần "Xây dựng một nền nhân bản đích thực về gia đình" (FC 7) trong một thế giới đang phải chọn lựa giữa văn hóa sự sống và sự chết, giữa văn minh tình thương và ích kỷ.

Ðây chính là một trong những thách đố niềm tin nghiêm trọng mà các gia đình Công giáo Việt Nam cũng như toàn cầu đang phải đối diện. Vấn đề là trong khi "con người chỉ có thể thực hiện được nhân tính đích thực và trọn vẹn của mình nhờ văn hóa" (GS 53), thì chính "nền văn hóa cũng đang vương tội lụy" (Fides et ratio, 71). Vì thế, nó cần phải được các gia đình Kitô hữu phân định và hiểu đúng ý nghĩa của việc hội nhập văn hóa là "biến đổi sâu xa các giá trị văn hóa đích thực bằng cách cho chúng hội nhập vào Kitô Giáo và đưa Kitô Giáo hội nhập vào các nền văn hóa khác nhau của nhân loại" (Redemptoris missio, 52) vì "Ðức tin mà không trở thành văn hóa là Ðức tin chưa được chấp nhận hoàn toàn, chưa được suy cho thấu và chưa được sống tới cùng." (ÐTC Gioan Phaolô II, Thư thành lập Hội đồng Giáo hoàng về văn hóa ngày 20/5/1982).
Hy vọng khi các gia đình Công giáo Việt Nam sống đúng bản chất của mình là chiếc nôi văn hóa sự sống và tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, mọi thành viên trong gia đình có thể nhận ra lời mời gọi của Ðức tin, sống Ðức tin và chuyển trao ánh sáng Ðức tin như một tin mừng hy vọng, cách hiệu quả ngay trong môi trường sống tràn ngập bóng tối hiện nay.

Sau đây là 3 phần chính của đề tài:

Phần I: Gia đình - Chiếc nôi văn hóa sự sống và tình yêu

Nếu "văn hóa là phương cách đặc thù mà mỗi người và mỗi dân tộc dựa vào để tổ chức các quan hệ của mình với thiên nhiên, với anh chị em đồng loại, với bản thân mình và với Thiên Chúa, để có một cuộc sống nhân bản trọn vẹn" (GS 53), thì gia đình chính là chiếc nôi văn hóa của một đời người vì văn hóa chỉ có thông qua con người, nhờ con người.

Chiếc nôi văn hóa gia đình là hình ảnh của lòng mẹ được gọi một cách trang trọng là "tử cung" nơi bào thai được hình thành, là vòng tay ẵm, là nhịp võng ru, là đầu gối mẹ cha, là nơi người con được hấp thụ toàn bộ sinh hoạt nhân bản: sinh hoạt trí tuệ và tình cảm, việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, các phong tục tập quán và luân lý của con người. Nói cách khác, mỗi người đón nhận từ gia đình một vòng đời văn hóa: yêu thương, phục vụ, hiếu đễ, tang tế; trong đó, sự sống và tình yêu là hai nét văn hóa cơ bản và cần thiết nhất để con người được hiện hữu và trưởng thành nhân cách.

Chúng ta sẽ lần luợt tìm hiểu về hai nét văn hóa sự sống và tình yêu trong văn hóa gia đình của truyền thống dân tộc Việt Nam và nguồn văn hóa Kitô giáo qua những lời giáo huấn của Hội Thánh từ Công đồng Vatican II cho tới nay.

I. Văn hóa sự sống:

A. Truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam:


Tự bản chất, gia đình là nơi con người được sinh ra, được bảo vệ và được thăng tiến sự sống. Truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam vừa bộc lộ nét văn hóa quý trọng sự sống căn bản của đời người trong việc sinh sản, vừa nuôi dưỡng nét đẹp văn hóa ấy trong giáo dục gia đình để con người được phát triển về thể chất và nhân cách đồng thời góp phần xây dựng nền văn minh cho dân tộc.
 
 Phêrô Nguyễn Mai (ST)
(còn nữa)
Thông tin khác:
Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với cô đỡ thôn bản (04/04/2018)
Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền (03/04/2018)
Trọn mối tình duyên (29/03/2018)
Hàng Triệu Công Giáo Việt Nam chuẩn bị bước vào Tuần Thánh (22/03/2018)
Lễ khai bút "Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liên" (22/03/2018)
Vài nét về tổ chức NCA quốc tế và NCA Việt Nam (22/03/2018)
Mừng cô gái Dao về làng (22/03/2018)
Xứ đạo nơi vùng biên (22/03/2018)
Hình ảnhThánh lễ an táng Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc (19/03/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log