Tin tức - Hoạt động

Bên đường thiên lý

Cập nhật lúc 14:06 26/06/2018
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu.
Đây là một trong ba sân bay quốc tế ở Đài Loan và là sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất Đài Loan.
Đây là một trong ba sân bay quốc tế ở Đài Loan và là sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất Đài Loan.

Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.

Những tư liệu trong Tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng. 
 
HÀ NỘI –TAIPE

Thời gian thấm thoát trôi qua, đã sáu năm kể từ năm 2005, năm mà mười anh em linh mục chúng tôi lên đường đi Rôma. Lần này, chỉ có ba anh em trẻ linh mục chúng tôi sang Mỹ. Bốn cha già trong đoàn năm đó nay đã ngoài bẩy mươi, ba cha chưa có cơ hội. Tôi và cha Antôn Phan Văn Tự, quản lý Toà Giám mục Phát Diệm, Cha Antôn Đoàn Minh Hải, chính xứ Cồn Thoi lên đường vào ngày 15/7/2011. Chương trình viếng thăm Hoa Kỳ 45 ngày được Đức cha giáo phận cho phép, cha văn phòng đã giúp chúng tôi hoàn tất những thủ tục ban đầu. Chương trình tiếp theo tại Mỹ đã được hai cha Phêrô Trần Quang Đức và Phêrô Mai Văn Vọng lên kế hoạch chi tiết. Chúng tôi sẽ khởi hành từ sân bay Nội Bài – Hà Nội đáp xuống sân bay TPE-TAIPEI thuộc TAIWAN (Đài Loan) rồi tiếp tục bay sang California, đáp xuống sân bay Los-Angeles miền nam California, nơi cha Phêrô Trần Quang Đức du học, ngày về sẽ từ sân bay San-Francisco miền bắc California, nơi cha Phêrô Mai Văn Vọng du học. Chúng tôi sẽ có cơ hội đi thêm một vài tiểu bang nữa trong số 50 tiểu bang thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (U.S.A.). Nhìn bao quát như thế, thì đây chỉ là một chuyến du lịch “Cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi, nhưng là một cuộc “cưỡi ngựa thánh Gióng”, nghĩa là ngựa có thể bay lên trời được! Chuyến đi hứa hẹn nhiều điều ngoạn mục và bổ ích.

Xe hơi đưa chúng tôi qua cầu vượt nối liền từ Pháp Vân tới đường cao tốc đi sân bay Nội Bài, công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đó là sự thay đổi lớn về giao thông đường bộ ở Việt Nam so với sáu năm về trước. Khi đó chúng tôi phải len lỏi qua những khu phố đông dân cư Hà Nội để tới được đường cao tốc đến Nội Bài. Không có gì khó khăn khi chúng tôi làm thủ tục xuất cảnh. Chuyến bay quốc tế cũng xuất phát đúng giờ quy định và hạ cánh an toàn tại TEI-TAIPEI. Hãng hàng không Đài Loan phục vụ rất tốt trong chuyến đi. Chúng tôi hiểu tại sao có hai ông bà kia từ Saigon ra Hà Nội để bay sang Mỹ, vì theo ông nói, hãng máy bay này có bảng và cả người chỉ đường chu đáo mỗi khi phải chuyển máy bay tại các phi trường trung gian. Tôi cũng vừa hiểu ra tại sao số máy bay của chúng tôi từ Hà Nội đi TAIPEI là 792 và từ TAIPEI đi LOS ANGELES là 006 lại đều ghi hãng quốc gia là CI. Vì là hãng hàng không CHINA AIRLINE. Nếu viết tắt hai chữ đầu là CA thì sẽ bị lẫn với California là tiểu bang của Mỹ, nên CI là chữ viết tắt của hãng hàng không Đài Loan CHINA AIRLINE.

TPE-T​AIPEI 

Sau ba giờ bay, chúng tôi hạ cánh tại phi trường TPE-TAIPEI. Những mong có dịp nhìn bao quát một góc đảo Đài Loan, nhưng chúng tôi đã lầm. Kiến trúc hành lang của phi trường vừa sang trọng, vừa hiện đại và khép kín tới mức không ai có thể nhìn ra bên ngoài. Phòng đợi rộng rãi, với những gian hàng trưng bày các tác phẩm thủ công mỹ nghệ vừa tạo một không gian nghệ thuật, vừa rực rỡ những sắc mầu ấm áp phù hợp với lối đi trải thảm sạch sẽ sâu hút tầm nhìn. Chúng tôi theo bảng chỉ dẫn, đến một phòng có hành lang khá rộng, một số người đang đứng trước một khung cửa kính trong tư thế sẵn sàng, phía sau họ là một xe lăn có người tàn tật đang ngồi phía góc cuối. Tôi vừa bước vào chưa kịp quan sát thì bỗng cả hành lang này chuyển động. Thì ra đó là một xe điện được thiết kế mặt sàn xe vừa bằng với nền nhà, xe lăn dễ dàng sang ngang như đi từ trong nhà ra hành lang. Xe đi êm và nhanh đến nỗi cha Phan Văn Tự mới chỉ kịp ngó đầu mà chân chưa kịp bước vào xe, cha Đoàn Minh Hải phía sau cha Tự chưa kịp phản ứng gì thì xe đã biến mất trong tầm mắt! Rất may là từ chuyến đi thăm Rôma lần trước, chúng tôi đã có quy ước với nhau là nếu lên xe điện, xe bus… mà bị xé đoàn, thì ai đến ga phía trước sẽ dừng lại chờ người đến sau. Một quy ước ở Ý mà sáu năm rồi nay mới có dịp thực hiện tại Đài Loan! 
 
Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Thông tin khác:
70 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (26/06/2018)
Quốc gia được một vị thánh thành lập cách đây 1700 năm (26/06/2018)
Sứ điệp ĐTC Phanxicô Ngày Thế giới Người nghèo lần II (18.11.2018) (25/06/2018)
TGP.SÀI GÒN: Thánh lễ khai mạc Năm thánh Các Thánh Tử Đạo (25/06/2018)
Biểu dương 70 điển hình tiên tiến là ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (15/06/2018)
Vị linh mục bên dòng kênh tẻ (13/06/2018)
Thánh lễ mừng kim khánh linh mục Đaminh Trần Xuân Thảo (11/06/2018)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Gìn giữ và khôi phục những giá trị văn hóa của dân tộc (07/06/2018)
Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chia sẻ về quan hệ giữa Việt Nam – Vatican (06/06/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log