Tin tức - Hoạt động

Bài giảng đầu đời

Cập nhật lúc 15:35 15/08/2019
Những năm ở bên Đức, tôi gặp rất nhiều chuyện rắc rối, vì giữa người Việt và người Đức khó có thể hiểu nhau, do những phong tục, tập quán, bản chất khác nhau.


* Chuyện trả tiền sách


Một lần tôi đặt mua sách, nhận được sách qua đường bưu điện kèm theo giấy báo; trương mục trả tiền. Tôi ra nhà bank đưa cho anh nhân viên 30 D-Mark nhờ chuyển trả, anh ta không chịu, đòi tôi phải đưa sổ bank nhưng tôi không đem theo sổ bank. Vậy là cãi nhau... Cuối cùng anh ta cũng chuyển cho tôi. Sau nầy tôi mới nghiệm ra: phải chăng người Đức luôn có ý tốt. Họ muốn chuyển tiền giữa hai tài khoản để nhẹ phần lệ phí cho tôi hơn là nhận tiền mặt?

* Chuyện uống cà phê

Trong Chủng viện tôi học có 300 phòng dành cho các thầy, nhưng chỉ có khoảng 140 thầy theo học. Nhà cơm, nhà bếp là phận,việc của các sơ. Thông lệ ở đây là các thầy có thể mời bạn bè ở ngoài, thậm chí bạn nữ, vào dùng cơm. Có một lần vào nhà cơm, tôi thấy một cô gái mặc áo len màu sắc sặc sỡ, tóc xoăn phủ bờ vai ngồi cùng bàn với cha bề trên. Tôi tò mò lại gần nhìn kỹ mới té ngửa ra là một anh chàng hippy tóc dài...

Giờ uống cà phê, ăn bánh ngọt buồi chiều, tôi để ý thấy lúc nào cũng dư vài bàn. Một hôm, tôi mời mấy người bạn Việt Nam vào uống cà phê. Đang uống thì bà sơ phụ trách nhà ăn đến nạt tôi:

- Sao thầy mời bạn bè vào mà không báo trước với tôi?” - Tôi tức giận, mỉa mai:

- Bà nói xong chưa?‘ Tôi cám ơn những lời lịch sự của bà?

Thật ra, bà muốn tôi báo trước: để bà chiêu đãi tốt hơn, nhưng vì hiểu lầm lòng tốt của bà nên sau đó tôi lên trình bày với cha bề trên việc bà thiếu tế nhị, mắng tôi trước mặt bạn bè… Hậu quả là bà bị đổi đi phục vụ ở nơi khác.

Sau đó, vào mùa hè năm l973, tôi cùng với 14 thầy phó tế người Đức đi giảng thực tập ở các giáo xứ trong giáo phận Münster. Vốn bản tính nhút nhát, tôi sợ nhất là giảng. Dù giảng tập trong lớp hay trong nhà cơm, đến phiên là tôi trốn bằng cách giả bệnh... Lần nầy tôi được đến giảng tại giáo xứ nơi có bà sơ nọ. Bây giờ thì không thể trốn được nữa, tôi quá lo. Đi vào hồ tắm của địa phận lúc đó có rất nhiều cha cố nằm dải trên bãi cỏ. Bên cạnh tôi là một ông cha rất nổi tiếng vì cò tài giảng thuyết, tôi tâm sự về nỗi lo lắng của mình: "Không biết phảỉ giảng cáỉ gì?" Ông cha ấy nói với tôi: "Thầy ở Việt Nam qua đây, thấy người Đức có điều kiện gì không đúng với Tin Mừng thì thầy cứ giảng đại đi."

Tôi chọn ngày 15/8, lễ Đức Mẹ lên trời, để có bài Tin Mừng Đức Mẹ đi thăm bà thánh Isave (tôi gọi bài giảng này là 'bài giảng đầu đời' vì khi đó tôi chưa thụ phong linh mục).

Sau bài Tin Mừng, nhìn cộng đoàn, nhìn bà sơ nọ quỳ ngay hàng ghế đầu, tôi từ từ nói:

"Kính thưa cộng đoàn,

Bà thánh Isave nhận ra Chúa Kitô trong lòng của Đức Mẹ, tôi xin hỏi: không biết người Đức có nhận ra Chúa trong lòng người khác không?

Câu trả lời thứ nhất là CÓ.

Tôi xin kể cuộc đời của tôi để chứng minh điều đó. Mùa xuân năm 1968, tôi đang học Thần học I tại Đại chủng viện Xuân Bích, Huế, bị trọng thương trong Tết Mậu Thân, cánh tay trái hoàn toàn tê liệt. Sau bốn tháng điều trị trên tàu bệnh viện Helgoland của Đức thả neo tại bến Bạch Đằng, Đà Nẵng, các bác sĩ quyết định cưa cánh tay của tôi. Tôi không chịu và viết 10 bức thư cầu cứu, gởi đến mười Giám mục tại Tây Đức. Một trong các bức thư may mắn tới tay Đức Hồng y Hoefner, lúc đó còn là Giám mục giáo phận Koelfl. May mắn là vì trong Công đồng Vatican II, Đức Hồng y Hoefner ngồi cạnh Đức Giám mục Nguyễn Kim Điền là người đã có mấy lời gửi gắm trong lá thư của tôi. Đức Hồng y Hoefner chợt nghĩ: Xưa nay ta giúp đỡ cho nhiều người khắp nơi trên thế giới nhưng không được thấy kết quả tận mắt, đây là một dịp để ta có thể thấy kết quả cụ thể... Thế là ngài gởi cho tôi một vé máy bay khứ hồi qua Đức. Sau một năm điều trị tại bệnh viện Uni-klinik Munster, cánh tay tôi có thể cử động được và tôi tiếp tục học thần học. Tôi có thể mạnh dạn nói rằng tôi sinh ra ở Việt Nam nhưng được cứu ở Đức, nhờ có những người Đức thấy được Chúa trong lòng khác như bà thánh Isave thấy Chúa trong lòng Đức Mẹ.

Kính thưa anh chị em,

Có phải tất cả những người Đức đều có thể thấy được Chúa trong lòng người khác không?

Câu trà lời thứ hai của tôi là KHÔNG.

Không ít người Đức có tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử, xem ngườỉ ngoại quốc thấp kềm hơn mình, họ hay dùng chữ "vô trật tự". Có một sinh viên Việt Nam khi mới đến Đức phải ở trọ trong một gia đình người Đức để đi học tiếng: Bà chủ nhà xem chàng trai Việt cũng là một thứ “vô trật tự”, không có khái niệm gì về những chữ như: đúng giờ, sạch sẽ, v.v... nên thường hay sửa lưng. Chàng trai Việt cảm thấy khổ tâm. Sau ba tháng chàng được nhập học ở một thành phố khác, nghĩa là phải đổi chỗ ở. Bà chủ nhà nói với chàng: "Sáng mai trước khi ra đi, anh nhớ đánh thức tôi dậy.” Suốt đêm đó, chàng trai thao thức tự nghĩ: bà chủ đâu có phải là người tệ, bà muốn chào giã biệt mình.

Sáng hôm sau, chàng đánh thức bà chủ dậy. Câu đầu tiên bà nói với chàng thay lời giã từ là: "Yêu cầu anh mở vali để tôi xem anh có cầm nhầm thứ gì của tôi không?" Chàng trai Việt xây xẩm mặt mày... Chàng lủi thủi ra đi, nước mắt cứ chảy dài trên đôi má, nức nở thốt lên: “Mẹ ơi!...”

Không khí trong nhà thờ lúc nầy im lặng, căng thẳng, nói được là hoàn toàn tê liệt. Rất nhiều người đã khóc, nhất là bà sơ kia... Chính bản thân tôi cũng nghẹn ngào kết thúc bài giảng:    

“Kính thưa anh chị em,

Nếu anh chị em thấy được Chúa Kitô trong lòng người khác, tôi xin hứa lần sau trên tòa giảng nầy, tôi chỉ kể cho anh chị em những chuyện vui tươi, tốt lành…”

Các bạn nên nhớ, giáo dân Đức rất giỏi giáo lý thần học, nên sau lễ, cha xứ mời giáo dân vào nhà hội để phê bình bài giảng! của các thầy. Trước đó, các bạn tôi phần nhiều bị chê ỉ, chê ôi, chính vì thế mà tôi rất sợ giảng. Riêng bài giảng của tôi hôm đó được khen có đem lại một Tin Mừng. Riêng có một việc tôi giấu các bạn, trong lớp tôi là khi mọi người đến bắt tay tôi, tôi thấy lộm cộm... Thì ra họ dí vào tay tôi hết người này đến người kia đồng 5 hoặc 10 D-Mark...
 
Lm Tôma Trần Văn Hiệu
Thông tin khác:
Chúc mừng 64 năm thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ (15/08/2019)
Xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam (14/08/2019)
Giáo xứ Đông Yên (09/08/2019)
Lễ Đầu Dòng Giáo phận Bùi Chu (06/08/2019)
Đồng bào Công giáo Hải Phòng với nhiều hoạt động có ý nghĩa (05/08/2019)
Đại hội quy tụ đầy đủ mọi Giáo phận (05/08/2019)
Cung hiến nhà thờ chính tòa giáo phận Orange (02/08/2019)
Nước mắt ở Vị Xuyên (02/08/2019)
Khai trương Trang thông tin điện tử phiên bản mới (02/08/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log