Tin tức - Hoạt động

Tranh Chúa Giáng sinh đẹp nhất thời phục hưng

Cập nhật lúc 15:16 28/12/2020
Phục Hưng là thời kỳ huy hoàng nhất của mỹ thuật thế giới, do có nhiều phong cách mới, chất liệu lạ mắt để khắc họa những đề tài cổ đại, và đặc biệt là những câu chuyện trong Kinh Thánh và cuộc đời của Chúa Giêsu.
Chúa Giáng sinh và sự chiêm bái của những mục đồng (1383). Ảnh: CTV
Chúa Giáng sinh và sự chiêm bái của những mục đồng (1383). Ảnh: CTV
Phục Hưng là thời kỳ huy hoàng nhất của mỹ thuật thế giới, do có nhiều phong cách mới, chất liệu lạ mắt để khắc họa những đề tài cổ đại, và đặc biệt là những câu chuyện trong Kinh Thánh và cuộc đời của Chúa Giêsu. Từ thế kỷ XIII tới thế kỷ XIV ở châu Âu, nơi đâu cũng có những họa phẩm ca ngợi sự chào đời của Đấng Cứu Thế, sự che chở và cứu rỗi của Ngài đối với nhân loại. Dường như họa sĩ nào cũng có ít nhất một tác phẩm về chủ đề này, trong đó các họa sĩ Tuscany- Italy luôn có nhiều tranh vẽ nhất. Và chính họ là người đã phát minh ra chủ nghĩa tự nhiên và nhân văn trong hội họa, tức là miêu tả điều gì cũng rất hồn nhiên, sinh động, thậm chí từng nếp áo, cánh hoa, làn gió cũng được phản ánh một cách chân thật, sắc nét. 
ai đề tài mà các họa sĩ Tuscany hay thể hiện nhất là Lễ Thánh Đản và Sự chiêm bái hay Lòng sùng kính của những mục đồng, các nhà đạo sĩ phương Đông trước Chúa Hài Nhi, khi Ngài Giáng sinh trong hang Bethlehem ngoại thành Giêrusalem. Phút giây ấy bầu trời rực sáng dù đang là đêm tối, khiến cho vạn vật trở nên rực rỡ, lộng lẫy. Từ trên cao, các thiên thần cũng bay đến ca hát, tấu nhạc say sưa; còn trên mặt đất, các động vật xung quanh như bò dê, cừu, ngựa, chim muông cũng kéo tới, vây quanh nôi ấu Chúa, cất lên những tiếng kêu ngộ nghĩnh để chúc mừng sinh nhật Ngài, và với con người thì từ bốn phương, tám hướng những chú bé chăn cừu, những dân làng cũng lũ lượt hướng tới hang Bethlehem nhằm tiếp diện và tỏ lòng tôn kính Chúa. Dựa trên điều ấy, mỗi họa sĩ Tuscany và thời Phục Hưng đều đưa lên tranh của họ những vẻ đẹp rạng ngời về Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ Maria, thánh Giuse và cả những nhân vật bên gia đình Ngài trong ngày vui. Có người đặc tả Chúa Giáng sinh rất mộc mạc trong một hang động, được che phủ bởi những tán cây xanh mát, xa xa là cảnh núi sông, làng mạc trù phú; có người lại đặt Ngài trong một tòa lâu đài nguy nga bên sườn đồi, và ở dưới chân Chúa, dưới bệ đá như một ngai vàng tôn quý là từng đoàn người đủ mọi lứa tuổi, địa vị, giai cấp tới quỳ lạy, nghênh đón. Dù là khung cảnh nào, tựu trung, đó cũng là cảnh của một ngày hội lớn tưng bừng, của sự yêu thương và chia sẻ cảm động, cũng như của sự bình đẳng, bác ái và đoàn kết. 
 
Chúa Giáng sinh huyền diệu của Sandro Botticelli (1501). Ảnh: CTV
Chúa Giáng sinh huyền diệu của Sandro Botticelli (1501). Ảnh: CTV
Khó có thể nói tranh của ai đẹp hơn vì mỗi họa phẩm đều hết sức sặc sỡ, chi tiết. Trước đó, chưa từng có tranh nào đa sắc, nhất là màu đỏ như tranh vẽ Chúa Giáng sinh lúc này, làm chúng luôn nổi bật cuốn hút. Tuy nhiên, có một số tác phẩm vừa nhìn đã thấy ấn tượng, hấp dẫn - dù rằng có kích thước nhỏ - như tranh vẽ trên gỗ dát vàng Chúa Giáng sinh và sự chiêm bái của những mục đồng của họa sĩ Bartolo Di Fredi vào năm 1383, cao 50 xentimét (cm), rộng 35 cm; tranh trên gỗ Lòng sùng kính Đấng Cứu Thế của Lorenzo Monaco năm 1422, 115cm x 183cm; tranh trên gỗ Lòng sùng kính Đấng Cứu Thế của Gentile da Fabriano năm 1423, 301,5cm x 283 cm; tranh trên tường Chúa Giáng sinh của Fra Angelico năm 1441, 193cm x 164cm; tranh trên gỗ Chúa Giáng sinh và hai thánh Bernhard, Thomas xứ Aquin của Francesco Di Giorgio Martini năm 1475, 198 cm x 104 cm; tranh trên gỗ Ospedale degli Innocenti của Domenico Ghirlandaio năm 1488, 285cm x 243cm; tranh sơn dầu Chúa Giáng sinh huyền diệu của Sandro Botticelli năm 1501, 108,5cm x 74,9cm…
CHU MẠNH CƯỜNG
Thông tin khác:
Nhạc sĩ Hùng Lân cùng âm nhạc tôn vinh Chúa và cổ vũ lòng yêu nước (24/12/2020)
Rộn ràng Giáng sinh (24/12/2020)
Vui lên mùa Noel đến rồi (24/12/2020)
Nhớ mãi mùa Giáng sinh (22/12/2020)
Tưng bừng lễ hội Noel 2020 (22/12/2020)
Thư chúc mừng Lễ Thiên Chúa Giáng sinh năm 2020 (22/12/2020)
Lăng mộ cổ Sài Gòn xưa (19/12/2020)
Tân giáo xứ nơi đảo xa (19/12/2020)
Hướng đến một lối sống khác (19/12/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log