Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 là biểu tượng sinh động của sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Những chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo được nhiêu thành tựu về phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh,…
Quang cảnh Đại hội |
Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 20024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”.
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 được tiến hành thống nhất từ công tác bình chọn ở cấp cơ sở, từ Đại hội/Hội nghị liên tịch cấp huyện, các Sở ban ngành cấp tỉnh. Đại biểu được bình chọn tham dự Đại hội là những tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các bình diện, các lĩnh vực trong đời sống cộng đồng DTTS của tỉnh.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 thật sự là biểu tượng sinh động của sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động về công tác dân tộc và thực hiện hiện chính sách dân tộc; tạo được sức lan tỏa trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm về quốc phòng - an ninh và chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Đại biểu dân tộc thiểu số tham dự Đại hội |
Theo báo cáo tại Đại hội, tỉnh Quảng Trị có hơn 21 nghìn đồng bào DTTS. sau 5 năm Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã có những chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS và miền núi. Công tác dân tộc, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS đã khởi sắc, trong đó có 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS đã giảm bình quân 6,92%/năm.
Khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được triển khai, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đồng thuận, quyết tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2022 - 2024, Quảng Trị được phân bổ 980,2 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Tính đến 31/7/2024, Quảng trị đã giải ngân được 52,09% kế hoạch. Trong gần 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, Quảng Trị đã hỗ trợ nhà ở cho 1.272 hộ nghèo người DTTS, đạt 77,5% kế hoạch.
Trong gần 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 182 công trình hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS. Qua 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 và gần 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã khởi sắc toàn diện.
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr khẳng định; Qua 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III giai đoạn 2019 - 2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã có những chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS và miền núi. Cùng với đó, cộng đồng các DTTS hưởng ứng, nỗ lực phấn đấu thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên diện mạo mới ở vùng DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88, 120 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể, chủ trương đầu tư và Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Tiếp tục quan tâm đảm bảo thực hiện hiệu quả và thực chất trong thực thi các chính sách dân tộc, từng bước thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa các khu vực; tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đa dạng hóa các nguồn lực huy động để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, gắn kết chặt chẽ với 2 Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững./.
P Tiến