Facebook Mark Zuckerberg chia sẻ lời cầu nguyện cho con gái mỗi buổi tối
Cập nhật lúc 09:23 13/06/2017
Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã có buổi nói chuyện ở Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts ngày 25 tháng 5-2017 (Brian Snyder / Reuters)
Kết thúc bài diễn văn tại Đại học Harvard ngày thứ năm 25 tháng 5, ông Mark Zuckerberg chia sẻ kinh cầu nguyện “Mi Shebeirach” của người Do Thái, ông cho biết ông đọc kinh này khi gặp thách thức lớn, ông hát cho con gái nghe, nghĩ đến tương lai của con khi đưa con vào giấc ngủ.
Ông nói: “Và là được, ‘Nguyện cho nguồn sức mạnh đã ban phước cho tổ tiên chúng ta giúp chúng ta tìm được can đảm để làm cho cuộc sống của chúng ta được chúc phúc, tôi hy vọng bạn tìm được can đảm để làm cho cuộc sống của bạn được chúc phúc’”.
Zuckerberg đã trích dẫn phiên bản kinh cầu nguyện “Mi Shebeirach” xin chữa lành của nữ ca sĩ Debbie Friedman viết, bà là một trong các nhạc sĩ Do Thái đáng kể nhất trong 50 năm qua. Nhiều nguyện đường cũng đã dùng phiên bản này. Phần cuối là phần đọc tên người bệnh, hoặc xin mọi người nói tên của người thân yêu đang bị bệnh, và sau đó là hát lời cầu nguyện.
Giáng sinh năm ngoái, Zuckerberg đã viết “lời chúc Giáng sinh” trên trang Facebook của ông. Một người phản hồi hỏi ông có phải là người vô thần. Zuckerberg đã tự nhận mình vô thần trong nhiều năm, nhưng Giáng sinh năm ngoái, ông trả lời: “Không. Tôi lớn lên trong đạo Do Thái, sau đó tôi qua một giai đoạn đặt câu hỏi, nhưng bây giờ tôi nghĩ tôn giáo là chuyện rất quan trọng”.
Ông đã không trả lời thêm các câu hỏi về những gì ông tin. Năm 2016, ông đã gặp Đức Giáo hoàngđể thảo luận về việc đưa công nghệ truyền thông đến cho người nghèo trên thế giới.
Mark Zuckerberg nói ông không còn là người vô thần, ông nghĩ ‘tôn giáo là chuyện rất quan trọng’
Trong bài diễn văn của mình, ông kêu gọi sinh viên làm việc với một cái gì lớn hơn chính mình.
Ông nói: “Tôi ở đây để nói với các bạn, rằng việc tìm kiếm mục đích cho mình là chưa đủ. Thử thách cho thế hệ chúng ta là tạo ra một thế giới mà mọi người đều có ý thức về mục đích”.
Ý thức về mục đích đặc biệt quan trọng ngày nay
Ông cho biết: “Khi cha mẹ chúng ta tốt nghiệp, ý thức mục đích đáng tin cậy đến từ công việc, nhà thờ, cộng đồng của mình. Nhưng ngày nay công nghệ và tự động hóa đang loại bỏ nhiều công ăn việc làm. Thành viên trong rất nhiều cộng đồng đang suy giảm”.
Zuckerberg kể câu chuyện về cách các nhân viên của Facebook bị xé lòng vì không biết có nên bán công ty này vài năm trước hay không, ông cảm thấy có một mục đích lớn hơn. Ông kêu gọi sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm các dự án lớn hơn chính mình, để xác định lại sự bình đẳng và xây dựng cộng đồng trên toàn thế giới.
Ông gợi ý, thế hệ thiên niên kỷ sẽ làm việc với các vấn đề như thay đổi khí hậu bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời, chữa bệnh bằng cách cho phép mọi người chia sẻ dữ liệu về sức khoẻ và hiện đại hóa nền dân chủ bằng cách cho mọi người bỏ phiếu trực tuyến “không chỉ để tạo ra tiến bộ mà còn tạo ra mục đích”. Khám phá những ý tưởng như thu nhập cơ bản phổ quát để đảm bảo ai cũng có địa bàn để thử các ý tưởng mới.
Ông kêu gọi sinh viên sẵn sàng chi tiêu tiền bạc và thời gian để giúp đỡ người khác, trích dẫn sáng kiến của chính gia đình ông, sử dụng tài sản của mình để thúc đẩy các cơ hội ngang nhau và thời gian làm việc thiện nguyện của mình.
Thiên niên kỷ phát triển trong một thế giới kết nối
Ông nói: “Trong một cuộc khảo sát gần đây về thiên niên kỷ trên thế giới, được hỏi điều gì xác định căn tính của chúng ta nhất, câu trả lời phổ biến không phải là quốc tịch, sắc tộc hay tôn giáo. Đó là công dân thế giới. Đó là một việc lớn. Mỗi thế hệ mở rộng vòng những người mà chúng ta cho họ là người của mình. Và trong thế hệ chúng ta, bây giờ phải bao gồm cả thế giới”.
Hành động của Đức tin
Thảo luận về đức tin và các giá trị
Ông phát biểu: “Thiên niên kỷ có thể là thế hệ làm chấm dứt nghèo đói và bệnh tật, thúc giục học sinh xây dựng cộng đồng địa phương. Các nhà thờ, các đội thể thao và các nhóm nhạc có thể là các cơ quan giúp mọi người tìm thấy cộng đồng. Đó là lý do tại sao nó nổi bật, hiện nay các thành viên trong cộng đồng đã giảm khoảng một phần tư. Rất nhiều người cần tìm hiểu mục đích ở một nơi khác”. Ông xúc động khi kể câu chuyện của một người di dân, người không chắc mình có thể lên đại học nhưng muốn có một quyển sách về công bằng xã hội: “Anh không cảm thấy tiếc cho chính minh. Anh ấy có một ý thức lớn về mục đích, và anh ấy sẽ mang mọi người đi cùng với anh ấy. … Chúng ta nợ cả thế giới, để làm phần của chính chúng ta”.