Tin tức - Hoạt động

Góp ý cho hai nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết luật tín ngưỡng, tôn giáo

Cập nhật lúc 11:29 11/12/2017
Chúng ta đều biết, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là thể chế Hiến pháp 2013 với nhiều điểm mới, nhất là điều 6: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đó những người bị tạm giam, tạm giữ hay đang chấp hành hình phạt tù cũng có quyền đó.
Chúng ta đều biết, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là thể chế Hiến pháp 2013 với nhiều điểm mới, nhất là điều 6: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đó những người bị tạm giam, tạm giữ hay đang chấp hành hình phạt tù cũng có quyền đó. Dự thảo 1 đã làm được điều này khi thể hiện trong điều 3 tức là cho phép những người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù được sử dụng kinh sách, được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Tôi đề nghị ngoài kinh sách những đối tượng này có thể sử dụng một số vật dụng tôn giáo quen thuộc như tràng hạt (Công giáo), chuỗi hạt (Phật giáo), loại bằng gỗ nhỏ hay nhựa để cầu nguyện. Điều này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo của tù nhân mà còn là phương pháp cải hóa tội phạm tốt đã được thực tiễn ở cả Việt Nam và thế giới ghi nhận.

Một điều rất được mong đợi đã ghi trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ở điều 55 là các tôn giáo “được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo” nhưng Dự thảo 1 không thấy đề cập đến khiến các tôn giáo mừng hụt. Vì không có hướng dẫn thì không thực hiện được trong khi đó, ai cũng biết các tôn giáo có nhiều tiềm năng và là nguồn lực của xã hội về lĩnh vực này.

Chúng tôi có một số thắc mắc về Dự thảo 1 này. Như quy định về sinh hoạt tôn giáo tập trung (điều 5,6,7) thì chỉ nói đến tôn giáo mới đăng ký hay cả những tôn giáo đã đăng ký lâu rồi. Ví dụ Công giáo có rất nhiều sinh hoạt tôn giáo tập trung như học giáo lý, kinh bổn, hôn nhân gia đình… Đó là sinh hoạt bình thường lâu nay ở tất cả các giáo xứ, nhà thờ. Vậy sinh hoạt này có phải đăng ký không?

Về điều 8 dự thảo 1 nói về hoạt động quyên góp, chúng tôi đề nghị phân biệt việc dâng tiền của lễ trong thánh lễ chủ nhật là việc làm thường xuyên của tín đồ khi tham dự thánh lễ chứ không phải là quyên cúng. Công giáo cũng tham gia kêu gọi quyên cúng khi có bão lụt thiên tai, kêu gọi giúp xứ nghèo hay kêu gọi ủng hộ một chương trình của giáo hội như xây dựng thánh đường La Vang, đào tạo chủng sinh, ủng hộ trùng tu Thánh địa… Đó là những hoạt động tự nguyện khi không ghi tên, chỉ đặt thùng từ thiện. Vậy có nên quy định chế tài hoạt động này không và nếu quy định cũng không sao thực hiện được vì người quyên góp là người tứ xứ không biết ở đâu đến, có khi ở cả nước ngoài thì thông báo cho ai đây. Khi quy định chỉ ghi cấp xã, huyện, tỉnh (mục 3, điều 8).

Điều 21 quy định việc phong phẩm, bổ nhiệm bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Những quy định ở đây quá phức tạp và không thực hiện được với Công giáo vì đây là tôn giáo có tính quốc tế. Vatican có thể bổ nhiệm, suy cử một Giám mục Việt Nam vào các cơ quan của giáo triều hay nâng lên bậc Hồng y và chắc chắn không có thủ tục Vatican báo cáo với chính quyền Việt Nam việc này. Nhà nước Việt Nam có công nhận hay không cũng không ảnh hưởng đến nhân sự đó. Đề nghị nên tách biệt những tôn giáo có tính quốc tế với các tôn giáo quốc nội.
Về Dự thảo 2, có ưu điểm là có chế tài xử phạt hành chính các vi phạm tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có xử phạt các hành vi xúc phạm hay kỳ thị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 6, khoản a).

Nhưng chúng tôi cho rằng Dự thảo 2 quy định không rõ ràng nhiều điều khoản rất dễ gây hiểu sai và lạm dụng trong xử phạt. Ví dụ mua chuộc người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo (khoản b, điều 6). Thế nào là mua chuộc? Mọi tôn giáo đều phải truyền giáo và họ dùng nhiều cách như thăm hỏi, khuyên bảo, từ thiện giúp đỡ để lôi cuốn người khác? Vậy có phải là mua chuộc không? Mục 5, khoản a điều 8 còn quy định đình chỉ hoạt động tôn giáo từ 12 đến 24 tháng đối với chức sắc. Khoản này can thiệp hơi sâu vào hoạt động tôn giáo. Thực tế khi bổ nhiệm chức sắc ví dụ như linh mục, Giám mục bên Công giáo là có sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội nhưng quyền quyết định cuối cùng là giáo hội nhưng dù xã hội không công nhận, các chức sắc này vẫn thi hành bổn phận, thậm chí khi ở tù cũng không cấm được họ thi hành bổn phận như rửa tội, giải tội, dâng lễ... Vậy thì sao đình chỉ hoạt động tôn giáo của họ được.

Các điều 10 về sinh hoạt tôn giáo tập trung cần làm rõ, các lớp học giáo lý, kinh sách, giáo lý hôn nhân gia đình… có phải là sinh hoạt tập trung không? Điều 16 quy định về bổ nhiệm, suy cử chức việc hay điều 17 quy định về thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành thấy quy định khắt khe hơn Nghị định 92/CP trước đây.

Điều 24 quy định xử phạt về giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo địa bàn phụ trách cũng cần xem lại. Bên Công giáo, linh mục, Giám mục được tham gia đồng tế bất cứ thánh lễ nào diễn ra trên phạm vi toàn cầu và giảng đạo là do vị linh mục hay Giám mục sở tại mời. Theo quy định này thì các vị Giám mục ở Việt Nam hay những linh mục có tài giảng thuyết đềue bị phạt tất vì hay được mời giảng ở nhiều nơi.

Điều 29 vi phạm quy định tổ chức lễ ngoài cơ sở tôn giáo cũng phải làm rõ. Bên Công giáo khi làm lễ ngoài nghĩa trang hay ở gia đình người quá cố là ngoài cơ sở tôn giáo thì có vi phạm điều 29 này.

Còn rất nhiều điều quy định trong Dự thảo 2 này cần xem xét vì rất khó thực thi và nếu thực thi sẽ gây ra phản ứng rất bất lợi cho chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Vậy đề nghị Ban soạn thảo nên xem lại cho mềm mỏng hơn và sát thực tế hơn.
 
Linh mục Antôn Maria Dương Phú Oanh
Thông tin khác:
Mùa Vọng và ước mơ của bao người (08/12/2017)
Yêu mến Thánh Kinh nhờ linh thao (08/12/2017)
Giáo phận Vinh : Thánh lễ Truyền chức Linh mục tại Nhà thờ Văn Hạnh, 24/11/2017 (07/12/2017)
Đoàn hành hương Việt Nam dâng lễ tại Myanmar (07/12/2017)
Nhà thờ giáo xứ Động Linh được Khánh thành và Cung hiến (06/12/2017)
Uỷ ban Giáo dân: Gặp gỡ các Linh mục Trưởng ban Giáo dân của hai Giáo tỉnh Huế và Hà Nội (lần thứ hai) (05/12/2017)
Bước đột phá về xây dựng nông thôn mới (05/12/2017)
Vatican chuẩn bị chào đón Giáng sinh (04/12/2017)
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình thế giới 2018 (04/12/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log