Nhà thuốc Vatican. Ảnh: AFP |
Báo Người Công giáo Việt Nam” (số 36+37, năm 2019) đăng tin: “Nhà thuốc Vatican 145 tuổi, nơi được cho là bận rộn nhất thế giới, sử dụng “Robot” để gia tăng hiệu quả các khâu công việc như quản lý, nhận hàng và bán hàng. Tu huynh Binish Thoms Mulackal Giám đốc cửa hàng cho hay việc áp dụng công nghệ tự động chính là cách mạng hóa cửa hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho khoảng 2000 khách hàng mỗi ngày”.
Từ đọc tin, tôi cố công tìm cội nguồn và hành trình phát triển Robot, liền được biết việc sáng chế công cụ hay máy móc bắt chước hành động của con người đã có lịch sử lâu dài. Thời cổ đại, các nhà toán học Hy Lạp như Archimedes đã sáng chế chiếc “Cần cẩu” nâng được những chiếc tàu chiến của quân địch lên khỏi mặt nước và lật ngược chúng, Philon sáng chế “Cô hầu” cầm bình rượu ở tay phải, khi ai đó đặt chén vào bàn tay trái, rượu được rót vào. Từ 1700 đến 1900, một số nhà khoa học sáng tạo được người máy. Ở Anh có “Con vịt cơ khí” vươn được cổ, vỗ được cánh, thậm chí nuốt được thức ăn. Ở Mỹ có “Vòng đai an toàn” bảo vệ máy móc tại nhà máy ôtô Henry Ford (Mỹ). Năm 1920, ông Karel Capek (Mỹ) dùng thuật ngữ “Robot” đặt tên cho loại máy có hình dạng và động tác tự như con người. Năm 1932, “Robot” đồ chơi được sản xuất tại Nhật, Pháp, Đức, Mỹ. Năm 1937, các nước phát triển đi vào cuộc cách mạng “Máy tính”, đặt hi vọng trong tương lai gần, các quý bà dạo công viên sẽ có chiếc máy tính xinh xắn bỏ túi báo cho biết tin tức thời tiết. Từ giữa thế kỷ XX thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” xuất hiện, do nhiều nhà khoa học sáng chế được những con Robot có khả năng thay con người làm những việc cần thiết cho kết quả như con người làm hoặc tốt hơn. Đầu thế kỷ XXI, thế giới xếp hạng trình độ phát triển của các quốc gia bằng khả năng sáng tạo và sử dụng “Trí tuệ nhân tạo”
Tại Việt Nam, từ cả nghìn năm trước, con người đã ước vọng có được “đôi hài vạn dặm” để vươn tới mọi chân trời, có “ngựa sắt, áo giáp sắt, gậy sắt, lẫy thần” để đánh giặc, có “nồi cơm Thạch Sanh” ăn không bao giờ hết. Ngày nay, trong quá trình đổi mới cơ chế làm ăn trong nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, mọi mơ ước kể trên đã thành hiện thực, trong đó đã có sự đóng góp của “Máy tính” và it nhiều của “Robot” và “Trí tuệ nhận tạo”, rõ nhất là trong khám và chữa bệnh của ngành y tế, trong học tập và nghiên cứu của giới khoa học, trong sử dụng khí tài của lực lượng vũ trang, trong việc vận hành của ngành giao thông…
“Robot”, “Máy tính”, “Trí tuệ nhân tạo” được giới khoa học khám phá và sử dụng vì lợi ích vô cùng lớn đối với đời sống con người ắt làm nhiều tín hữu nghĩ đến màu nhiệm của Đức Giêsu, cách đây hơn 2000 năm, Ngài đã chữa bệnh cho rất nhiều người mù mắt bẩm sinh được bừng sáng, chữa cho người gù lưng trở nên ngay thẳng.