"Quái vật Thần tốc" sẵn sàng cho ngày đào hầm. Ảnh: Đỗ Linh |
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có máy khoan hầm “Thần Tốc” được chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine) của hãng Herrenkeccht - Đức và được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn-Ga Hà Nội. Ngày 31/12/2020, sau 2 tháng vận chuyển và lắp đặt, bộ phận cuối cùng của máy được nhà thầu hạ xuống tầng đáy ga ngầm Kim Mã. Đây là máy đào hầm đầu tiên của Thủ đô có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn. Máy hoạt động trên nguyên lý cân bằng áp lực đất. Phía sau khiên đào được bố trí một vách ngăn kín. Đất từ khiên rơi vào khoang kín và tạo ra sự cân bằng áp lực giữa đất đào và đất chưa đào, làm cho gương đào ổn định và không bị sạt lở. Đơn vị vận chuyển, lắp đặt sử dụng cần cẩu 500 tấn để chuyển khiên đào và các bộ phận cấu thành máy đào xuống tầng hầm. Khiên đào có đường kính 6,55m và các bộ phận liên quan… được thiết kế phù hợp với địa chất Hà Nội. Mỗi ngày máy khoan được 10 m. Khoan tới đâu vỏ hầm được lắp ghép tới đó.
Tuyến đường sắt Bến Thành-Suối Tiên ở thành phố Hồ Chí Minh cũng sử dụng máy khoan hầm “Thần Tốc” được Nhật Bản chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine).Máy khoan này được được chuyển sang Việt Nam 1/2017 và đưa tới lòng đất sâu đến 30m tại đại công trường nhà ga Ba Son thuộc tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành. Vận hành tới đâu là máy tự động lắp ghép các modun bê tông cốt thép tới đó. Trong quá trình khoan, đất được chuyển tải bằng guồng và nghiền thành bùn lỏng. Đầu máy dài 12,5m, phần còn lại là buồng máy, buồng điều khiển, buồng cung cấp vữa xi măng... Máy đào hầm đoạn từ nhà ga Ba Son về ga Nhà hát TP mỗi ngày được 10m. Đây là tuyến Metro đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh đào đường hầm ngầm dưới đất có đường kính lớn nhất Việt Nam