Ngài kêu gọi người dân tỉnh táo trước những luồng thông tin giả - những thứ đang giấu mình trong các vỏ bọc giả tạo chực chờ thôi miên những người lương thiện. Ngài nhận định không có chuyện thông tin sai mà vô hại; lan truyền thông tin giả mạo là xấu xa, kẻ chủ mưu cố tình gây ảnh hưởng tới những quyết định chính trị hoặc đạt được lợi ích kinh tế.
Nhận định của Đức Giáo hoàng về tin giả ảnh hưởng tới những quyết định chính trị đã và đang đang được chứng minh. Ở Mỹ, trong cuộc bầu cử tổng thông vừa qua, nhiều kẻ tung tin bịa, nói xấu đủ thứ bà Hillary Clinton ứng cử đảng Dân Chủ, thâm chí có tin bịa bà đã chết. Ở Đức, có kẻ bịa chuyện một bé gái 13 tuổi gốc Nga bị người di cư từ Trung Đông cưỡng hiếp, dẫn tới hàng trăm người Đức đổ ra đường chống người di cư, và còn gây nên sự căng thẳng ngoại giao Nga - Đức. Ở Pháp, trong cuộc đua chọn ứng cử viên tổng thống của phe cánh hữu, xuất hiện một chiến dịch cho rằng ứng cử viên trung hữu Juppe liên quan tới tổ chức Anh em Hồi giáo. Thậm chí trên một website phe cực hữu, ông Juppe bị cho là muốn xây dựng một nhà thờ Hồi giáo ở Bordeaux, nơi ông là thị trưởng. Ông nói đó là một “chiến dịch kinh tởm” nhằm chống lại ông.
Nhận định của Đức Giáo hoàng về tin giả gây ảnh hưởng tới kính tế cũng đã xuất hiện ở nước ta. Như có lần kẻ xấu tung tin bịa quả vải thiều Lục Ngạn bị nhiễm chất độc, ai ăn vào là có hại, làm cho người trồng vải một phen lao đao; có lần kẻ xấu bịa tin bịa đập nước thủy điện Sông Tranh II bị vỡ, làm cho dân hạ lưu hốt hoảng; có lần kẻ xấu tung tin bịa một cơ sở sản xuất nước mắm nọ bị nhiệm hóa chất, hòng ngăn chặn bạn hàng đến với thương hiệu nước mắm từng đắt khách.
Từ đầu năm 2016 tới nay, một phong trào chống tin giả xuất hiện khắp toàn cầu. Bà Schoroeder, Chủ tịch Liên đoàn nhà báo châu Âu kêu gọi “chống lại những phát biểu hằn học và tin giả”. Ông Ansip, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu yêu cầu Facebook và các công ty truyền thông xã hội phải có những hành động mạnh mẽ hơn chống lại sự lan tràn của tin giả. Ủy ban châu Âu cũng thông báo họ sẽ giành nhiều tiền và nguồn lực hơn cho lực lượng đặc biệt East Stratcom làm việc để chiến đấu với tin tức giả mạo.
Ở Việt Nam, tính nghiêm minh vê truyền thông được nhà nước đặc biệt quan tâm. Luật Báo chí Việt Nam (2016) nghiêm cấm các hành vi đưa tin sai sự thật, gây hoang mang hận thù, chia rẽ trong nhân dân, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc, các tôn giáo, phá hoại chủ trương đoàn kết quốc tế, kích động chiến tranh, cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, lối sống đồi trụy... Luật báo chí của Việt Nam đã và đang góp phần tạo nên sự lành mạnh thông tin. Điều này được coi là sự đồng điệu với thông điệp của Đức Giáo hoàng nhân “Ngày Truyền thông thế giới 24/1/2018”, coi nghề báo "là một sứ mệnh", trong đó các nhà báo có nhiệm vụ bảo vệ thông tin, thúc đẩy báo chí vì hòa bình và phát triển.