Tin tức - Hoạt động

Người đem “vốn quý” từ nước ngoài về phục vụ đất nước và cộng đồng

Cập nhật lúc 16:39 03/03/2023
Thành công trên con đường khoa học tại Nga, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đã đem những “vốn quý” từ nước ngoài về Việt Nam với mong muốn được phục vụ đất nước. Ông hi vọng VinIT sẽ là một trong những cái “tổ” để các cánh chim đầu đàn kiều bào trở về.
Chuyên gia, người dân tìm hiểu sản phẩm công nghệ của VinIT tại Triển lãm thành tựu khoa học công nghệ.
Chuyên gia, người dân tìm hiểu sản phẩm công nghệ của VinIT tại Triển lãm thành tựu khoa học công nghệ.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ sinh năm 1967 tại Hà Nội, cha thân sinh của ông là nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Tiến Võ. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi trung học phổ thông năm 1983, Nguyễn Quốc Sỹ ông vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và được chọn đi du học ở Liên Xô.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ từng có hơn 30 năm gắn bó với nghiên cứu chuyên ngành vật lý công nghệ Plasma.  Từ năm 2012, ông là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu Hệ thống, năm 2015 là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga.
Năm 2006, ông được nhận giải thưởng các Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga Putin. Ông từng được vinh danh là Viện sĩ Thông tấn năm 2012 do Tổng thống Nga Vladimia Ptutin trao tặng.
Thành công trên con đường khoa học tại Nga, nhưng Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ không dừng lại ở đó, ông đã đem những chất xám cùng những kinh nghiệm quản lý quý báu từ nước ngoài về Việt Nam để tham gia thành lập Viện Công nghệ VinIT (44 Tràng Thi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ông làm Chủ tịch của VinIT khi đang là Trưởng khoa Năng lượng Plasma, Đại học Năng lượng quốc gia Nga (MEI), Giám đốc phòng thí nghiệm vật lý Plasma. Thời gian đầu mới thành lập VinIT, ông thường đi về giữa Nga và Việt Nam, nhưng gần đây, ông đã ở lại Việt Nam dành tâm huyết khoa học cho VinIT.
“Sau một thời gian dài sống và làm việc ở nước ngoài, trở về nước, tôi mong muốn đưa lực lượng cán bộ khoa học, năng lực nghiên cứu cũng như những đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ngoài về Việt Nam. Tôi hi vọng VinIT sẽ là một trong những cái “tổ” để các cánh chim đầu đàn là những nhà khoa học kiều bào trở về. VinIT đang hiện thực hóa ý tưởng này với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước để cống hiến cho xã hội và đất nước”, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ chia sẻ.
Theo Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ, các nhà khoa học từ nước ngoài trở về Việt Nam có những vốn quý nhất định như: đã có thời gian tiếp xúc với các hệ thống tổ chức, quản lí khoa học công nghệ của nhiều quốc gia; đã được cập nhật, trực tiếp làm những đồ án khoa học công nghệ của thế giới; khi những người con sống xa Tổ quốc quay trở lại đất nước luôn mong muốn được cống hiến, được đem sức mình phục vụ đất nước và cộng đồng, phần nào bù lại những tháng ngày xa quê hương.
Mặc dù thành lập từ năm 2016, nhưng thời gian thực sự hoạt động của VinIT mới khoảng 3 năm nay. Trong thời gian ngắn ấy, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ và các cộng sự đã làm được  nhiều việc với hiệu quả ứng dụng thực tiễn cao.Trong đó có thể kể đến những công nghệ chính của VinIT vừa được giới thiệu tại Triển lãm thành tựu khoa học công nghệ, tổ chức tại 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, như:
Hệ thống Plasma cho y sinh với: Hệ thống buồng hấp plasma cho khử khuẩn và điều trị các bệnh đường hô hấp – PlasDIF-S; Hệ thống tủ cấy, ủ và hấp vi sinh PlaSter-G1; Hệ thống plasma khử khuẩn di động – PlasGun-G1 & PlasGun-G2; Hệ thống khử khuẩn không khí – PlasAir-D1; Thiết bị thở khí ion – PlasMask-G1; Thiết bị điều trị vết thương trong y tế và thẩm mỹ PlasMed-S và PlaserMed; Thiết bị điều trị vết thương diện rộng - PlasMed-L; Thiết bị plasma nội soi và nha khoa - PlasMed-D.
Hệ thống Plasma cho môi trường gồm: Công nghệ xử lý nước thải - PlasCoag và Hệ thống tạo nước ion kiềm giàu hydrogen – AlkaQua.
Hệ thống Plasma cho công nghiệp có: Hệ thống Plasma xử lý bề mặt cho công nghiệp điện tử, in ấn, phun phủ, tạo màng, chất kết dính – PlaSurface.
Hệ thống Plasma cho nông nghiệp: Hệ thống buồng hấp plasma xử lý, bảo quản nông sản thực phẩm - PlasFarm–S; Dây chuyền xử lý, bảo quản nông sản thực phẩm công nghệ plasma - PlasFarm–L; Hệ thống tạo nước hoạt hóa plasma phóng điện rào cản điện môi – PlasAQua-D1 và phóng điện hào quang PlasAQua-E1; Hệ thống tạo nước hoạt hóa plasma phóng điện hào quang PlasAQua-A1; Hệ thống phóng điện hồ quang trượt GAD tạo nước hoạt hóa plasma PlasAQua-G1.
Viện Công nghệ VinIT đang nghiên cứu ứng dụng các dự án Plasma nhiệt./.
An Luých
Thông tin khác:
Ông Võ Văn Thưởng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước (02/03/2023)
Sáng mai, 2/3, Quốc hội khóa XV bầu Chủ tịch nước (01/03/2023)
Năm 2023, người lao động đóng BHXH 15 năm có được nhận lương hưu không? (26/02/2023)
Thủ tướng: Không yêu cầu xác nhận cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính (26/02/2023)
Trên 546.000 lao động bị giảm giờ làm (25/02/2023)
Hơn 12,5 triệu suất quà được trao đến tay người nghèo trong dịp Tết Quý Mão (24/02/2023)
Thư mục vụ Mùa Chay và Phục sinh 2023: Thực hành bác ái với người nghèo khổ (24/02/2023)
Hãy cầu nguyện nhiều cho Đức Giáo hoàng (20/02/2023)
Giáo phận Rôma tổ chức canh thức một năm xung đột Nga-Ukraine (19/02/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log