Mùa Chay là thời gian đặc biệt để cầu nguyện, sám hối, hy sinh và làm việc lành để chuẩn bị mừng lễ Phục sinh.
Nguồn gốc mùa chay |
Muốn canh tân phụng vụ Giáo hội, Hiến pháp về phụng vụ thánh của Công đồng Vatican II nói: “Hai yếu tố là đặc tính của Mùa Chay- nhớ lại Bí tích Thanh tẩy hoặc chuẩn bị cho Bí tích này, và sám hối- nên được nhấn mạnh trong phụng vụ và Giáo lý. Qua đó Giáo hội chuẩn bị cho các tín hữu về việc cử hành lễ Phục sinh, trong khi họ lắng nghe Lời Chúa nhiều hơn và dành thời gian cầu nguyện nhiều hơn” (số 109).
Từ thời Giáo hội sơ khai các thánh giáo phụ cũng đã lập ra Mùa Chay để chuẩn bị lễ Phục sinh. Chẳng han, thánh Irenê (qua đời năm 203) đã viết cho thánh Giáo hoàng Victor I , nói về việc cử hành lễ Phục sinh và việc khác nhau giữa hai việc cử hành này trong Giáo hội Đông phương và Tây phương: “Sự tranh luận không chỉ về ngày này mà con về đặc tính của việc ăn chay. Một số người nghĩ rằng họ nên ăn chay một ngày, số khác hai ngày, một số người khác lại nghĩ nên ăn chay nhiều ngày hơn, một số người lại nghĩ nên ăn chay 40 giờ cuối cùng. Sự khác biệt ấy đã không có nguồn gốc như ngày nay, mà rất khác trước, từ thời xa xưa. (Êusêbius, Lịch sử Giáo hội V,24). Khi Rufinus dịch đoạn văn này từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh, có dấu phẩy giữa số 40 và chữ “giờ” khiến ý nghĩa hóa thành 40 ngày, mỗi ngày 24 giờ. Do đó tầm quan trọng của đoạn văn vẫn là từ thời tổ tiên xa xưa luôn được diễn tả là thời các tông đồ, và thời gian 40 ngày Mùa Chay xuất hiện. Tuy nhiên việc thực hành thực sự và thời gian Mùa Chay vẫn chưa tương ứng trong cả Giáo hội.
Mùa Chay trở nên phổ biến hơn sau khi Kitô giáo được công nhận năm 315 sau Công nguyên. Công đồng Nicê năm 325, trong giáo luật ghi rằng hai công nghị nên được tổ chức hàng năm. “Một công nghị trước 40 ngày Mùa Chay”. Thánh Athânasiô (qua đời năm 373) trong các “Lễ thư” kêu gọi giáo đoàn ăn chay 40 ngày trước khi ăn chay nhiệm nhặt hơn trong Tuần Thánh. Thánh Cyrilô thành Giêrusalem (qua đời năm 386) nói trong các bài giảng giáo lý nghi thức khai tâm Công giáo cho người lớn, trong đó có 18 điều hướng dẫn trước khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội được trao cho các tân tòng trong Mùa Chay. Thánh Cyrilô thành Alexandria (qua đời năm 444) viết trong một loạt “Lễ thư” cũng cho biết rằng thực hành đó trong Mùa Chay chú trọng thời gian 40 ngày ăn chay. Cuối cùng thánh Giáo hoàng Lêô (qua đời năm 461) đã giảng rằng các tín hữu phải “ hoàn tất việc ăn chay 40 ngày theo luật”, đồng thời chú ý nguồn gốc Mùa Chay. Có thể kết luận rằng, vào cuối thế kỷ thứ IV, thời gian 40 ngày ăn chay chuẩn bị lễ Phục sinh được coi là Mùa Chay như ngày nay. Cầu nguyện và ăn chay đã tạo nên các bài luyện tập tâm linh thời sơ khai. Phêrô nguyễn mai (sưu tầm)
(còn nữa)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com