Tin tức - Hoạt động

Ninh Thuận quyết tâm giải ngân sớm chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số và miền núi

Cập nhật lúc 09:17 26/09/2024
Kết quả giải ngân chung của tỉnh Ninh Thuận chưa bảo đảm tỷ lệ giải ngân chung cả nước; chưa có lộ trình cụ thể hoàn thành các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ quyết tâm giải ngân tỷ lệ cao nhất theo sự chỉ đạo của Chính phủ, cũng như các bộ, ngành Trung ương.
Giai đoạn 2021 - 2025, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Ninh Thuận có 28 xã; trong đó có 15 xã khu vực III, 1 xã khu vực II, 12 xã khu vực I với 71 thôn đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 32 DTTS với 39.478 hộ (176.452 khẩu), chiếm 24,03% dân số toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2023, hộ nghèo DTTS là 5.149 hộ (21.219 khẩu), chiếm tỷ lệ 13,04% so với tổng số hộ DTTS. Hộ cận nghèo DTTS là 3.517 hộ (16.664 khẩu), chiếm tỷ lệ 8,91% so số hộ DTTS. Riêng huyện nghèo Bác Ái có 2.313 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 28,27%.
 
Thi công đường bê tông trong khu tái định cư ở xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
Thi công đường bê tông trong khu tái định cư ở xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Tổng nguồn vốn được phân bổ để thực hiện Chương trình MTQG 1719 là hơn 480,6 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn năm 2022, 2023 chuyển sang là gần 140 tỷ đồng và nguồn vốn trong năm 2024 là hơn 340 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn lực được phân bổ, tính đến 31/8/2024, địa phương đã giải ngân gần 190 tỷ đồng, đạt 39,5%. Trong đó, vốn đầu tư giải ngân đạt 73,6% và vốn sự nghiệp giải ngân đạt gần 16%. Địa phương đã triển khai các Dự án, Tiểu dự án nhằm xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới được chú trọng; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục- đào tạo có những chuyển biến tích cực…”.

ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719, cho hay: Quá trình giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho thấy, địa phương đã triển khai tương đối hiệu quả các nguồn vốn từ Chương trình. Trong đó, địa phương đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường và lồng ghép các nguồn lực để triển khai hỗ trợ hiệu quả sinh kế cho người dân (như hỗ trợ vật nuôi bò, dê, lừa). Công tác giảm nghèo cũng được địa phương chú trọng, phát triển sản xuất tốt.

Dù kết quả giải ngân chung của Chương trình tương đối tốt, nhưng theo kết quả giải ngân chung của tỉnh Ninh Thuận còn thấp, chưa bảo đảm tỷ lệ giải ngân chung cả nước. Trong quá trình khảo sát, nhìn chung Ninh Thuận bảo đảm lộ trình các mục tiêu, nhưng chưa có một lộ trình cụ thể hoàn thành các mục tiêu của Chương trình. Đến nay, các xã, huyện cũng chưa có một lộ trình cụ thể hoàn thành Chương trình MTQG 1719.

Quá trình của các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc cho thấy, hiện nay ở một số xã còn gặp khó khăn trong việc đầu tư tập trung. Ví như ở xã Phước Trung, chỉ đầu tư cây cầu, còn đường phía sau cầu thì vẫn chưa làm. Khó khăn này theo địa phương báo cáo là do vướng nguồn vốn, mấy năm mới giải ngân vốn 1 lần, nên rất khó. Hơn nữa, việc phân bổ vốn lại phân thành 3 dự án khác nhau, 3 khu vực khác nhau nên không bảo đảm sự kết nối, khó phát huy hết hiệu quả của cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, nguyên tắc là phải đầu tư tập trung, dứt điểm, bảo đảm phát huy hiệu quả công trình.

Trong khi đó, theo ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, Ninh Thuận cần quan tâm đến vấn đề phát huy vai trò của lực lượng Người có uy tín ở địa phương, nhất là vấn đề hỗ trợ về thông tin như vấn đề cấp phát báo cho Người có uy tín; cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi về sinh kế, nhà ở...

Ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Địa phương cũng đang rất quyết liệt trong việc giải ngân vốn đầu tư công, kể cả giải ngân vốn các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên đôn đốc, có nhiều văn bản chỉ đạo về việc này. Trước khi có Nghị quyết 111, việc giải ngân vốn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi có Nghị quyết này dường như đã tháo gỡ nhiều vướng mắc. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ quyết tâm, đặt mục tiêu là phải giải ngân tỷ lệ cao nhất theo sự chỉ đạo của Chính phủ, cũng như các bộ, ngành Trung ương./
 
 
Lâm Nguyễn
Thông tin khác:
Phát huy nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc (24/09/2024)
Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại (23/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Quốc vụ khanh Tòa Thánh Vatican (23/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và nhiều hoạt động quan trọng tại Hoa Kỳ (23/09/2024)
1.628 tỷ đồng sau 10 ngày phát động: Sâu nặng lắm nghĩa đồng bào (22/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ, làm việc tại Hoa Kỳ, thăm Cuba (21/09/2024)
Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững (20/09/2024)
Hướng dẫn sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh (20/09/2024)
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Biên bản Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 (20/09/2024)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log