Tin tức - Hoạt động

Tết trung thu

Cập nhật lúc 08:59 28/09/2017
Ở Việt Nam, ngày Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, là Ngày Tết Trung thu, còn gọi là Tết Trông trăng, Tết Đoàn viên... Đây là Tết của trẻ em, lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, nhà trẻ nhi là chính. 
        Tết Trung thu đến, trẻ em được vui chơi thỏa thích trong cảnh đông vui, nhộn nhịp, đông vui, như: rước đèn ông sao; bày và phá cỗ dưới trăng rằm. Trước và khi Tết Trung thu đến, các em đã được gia đình, các tổ chức đoàn thể, xã hội, nhà trường… làm và mua sắm đồ chơi, thực phẩm. Đèn ông sao, là một thứ trẻ em thích, hầu như trẻ nào cũng có. Các em có nhiều loại Mặt nạ ngộ nghĩnh như: Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không, Bạch Cốt Tinh, trâu, bò, khỉ... Các hình từ nặn tò - he nhiều màu sắc, sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, nhiều em được chơi súng phun nước, đèn kéo quân, tranh, ảnh, sách, báo…Thực phẩm trong Tết Trung thu, ở mọi nơi đều có bánh nướng, bảnh dẻo, kẹo, và nhiều loại bánh khác. Cỗ Trung thu của trẻ em còn có nhiều loại cây, quả, tùy mỗi nơi chọn trong số các loại hoa quả, như: mía, bưởi, na, nhãn, khế, cam, quít, mít, ổi, dưa hấu, xoài, thanh long… Trong đêm Trung thu, các em ca hát, múa nhảy thoải mái, được xem và chơi trò múa lân, múa rồng quanh lửa trại dưới trăng rằm. Ngoài các trò chơi, các em còn cùng nhau bày cỗ dưới trăng và trông trăng, rồi phá cỗ - liên hoan vui vẻ cùng bạn bè, cùng mọi người dưới trăng rằm sáng tỏa.

        Tuy Tết Trung thu, ta tiếp thu từ thời xa xưa của Trung Hoa, nhưng, từ khi tiếp thu, ông cha ta đã làm cho Tết Trung thu có màu sắc dân tộc Việt, đã khác với Tết Trung thu của Trung Hoa. Tết Trung Thu của người Việt đến, thì bố mẹ, anh chị, họ hàng, anh chị phụ trách, thầy cô giáo và nhiều người ở các tổ chức xã hội…, quan tâm. Trước Tết cho đến ngày rằm, đã tiến hành làm, mua sắm mọi thứ, rồi hướng dẫn, và cùng các em thắp và treo đèn lồng, đèn kéo quân, đèn ông sao và bày cỗ trông trăng, rồi phá cỗ, ăn cỗ vui vẻ.

        Các em cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương, chăm lo của ông bà, bố mẹ, anh chị, của mọi người với các em.

        Thực tế, đã từ lâu, Tết Trung thu, không chỉ là Tết vui vẻ của trẻ em, mà dần dần, đã là Tết chung của mọi lứa tuổi. Do vậy, hầu hết gia đình đều trang trí, treo đèn, cắm đèn ông sao, có bánh trái, hoa quả, trà lá, và làm cỗ cùng gia tiên, rồi cả nhà ngả cỗ, liên hoan như ăn Tết. Trong dịp này, việc báo hiếu ông bà, cha mẹ, người có ân đức khác, được tiến hành rất tình nghĩa, bằng nghĩa cử, vật chất, đều thật chu đáo.  

        Ở Việt Nam, Tết Trung thu, là một phong tục đẹp, mang nhiều ý nghĩa, nhất là ý nghĩa đoàn tụ, thưởng thức cảnh đẹp của đất nước, quê hương, trong đó có vầng trăng đêm rằm tròn vành vạnh, sáng như gương, tỏa xuống làng xóm, phố phường.
 
NGUYỄN TIẾN BÌNH
Thông tin khác:
Đức Cha phụ tá Giáo phận Vinh viếng thăm các giáo xứ tại hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh sau bão số 10 (28/09/2017)
Thư kêu gọi cứu trợ đồng bào vùng bão lụt (27/09/2017)
Lễ khai giảng Học viện Công giáo Việt Nam, niên khóa 2017 - 2018 (27/09/2017)
90 năm hồng ân giáo họ Phú Gia (27/09/2017)
Đồng bào Công giáo tỉnh Phú Thọ, tích cực tham gia bảo vệ môi trường (26/09/2017)
Các tôn giáo có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển địa phương (26/09/2017)
Cư dân Florida tìm kiếm sự bảo vệ khỏi cơn bão Irma nơi hang đá Đức Mẹ Maria (25/09/2017)
Hơn 1 triệu tín hữu dự lễ với Đức Thánh Cha tại Bogotà (25/09/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự sắc về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ (22/09/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log