Tin tức - Hoạt động

Tổng quan về quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và các quốc gia

Cập nhật lúc 11:12 30/01/2020
Đức Giáo hoàng Phanxicô phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Ðức, ngày 25/11/2014. Ảnh: AFP
Đức Giáo hoàng Phanxicô phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Ðức, ngày 25/11/2014. Ảnh: AFP
Trong lĩnh vực quan hệ song phương, hiện nay Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao đầy đủ với hầu hết các quốc gia.

Vào năm 1900, chỉ khoảng 20 quốc gia có qua hệ ngoại giao với Tòa Thánh; đến năm 1978, con số này đã lên tới 84 và năm 2005 là 174. Với Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, số các nước này tăng lên đến 180 và với Đức Giáo hoàng Phanxicô, con số này đã tăng lên 183.

Bên cạnh con số 183 nước kể trên, Liên hiệp châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta cũng có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.

Có khoảng 90 Đại sứ quán có trụ sở ở Rôma, bao gồm Liên hiệp châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta.
Những quốc gia cuối cùng có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh

Các quốc gia cuối cùng thiết lập quan hệ đầy đủ với Tòa Thánh là quốc gia non trẻ Nam Sudan (2013), Maurice (2016) và Myanmar (2017). Vào năm 2016, sau nghị quyết 67/19 của Liên hợp quốc tháng 11 năm 2012 cho phép nước này trở thành quan sát viên thường trực, “quan hệ đặc biệt” của Toà Thánh với Nhà nước Palestine trở thành quan hệ ngoại giao đầy đủ với Thỏa thuận toàn cầu được ký vào tháng 6 năm 2015 bắt đầu có hiệu lực.

Trong số các quốc gia mà Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao, có cả Đài Loan, tuy nhiên, kể từ năm 1979, không còn Sứ thần thường trú, mà chỉ có một “xử lý thường vụ tạm thời”.

Các nước chưa có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh

Tòa Thánh chưa có quan hệ ngoại giao với 12 quốc gia, chủ yếu là các nước châu Á và là đa số Hồi giáo. Trong số các nước này, có 8 nước không có bất kỳ đặc sứ nào của Vatican, đó là Afghanistan, Ả Rập Saudi, Bhutan, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Maldives, Ôman và Tuvalu. Tuy nhiên có các đại diện tông tòa tại các cộng đoàn Công giáo địa phương nhưng không đối với chính phủ, tại bốn quốc gia khác: hai ở châu Phi là Comoros và Somalia, và hai ở châu Á là Brunei và Lào.

Một tình trạng đặc biệt là Việt Nam, các cuộc đàm phán đã chính thức bắt đầu để đi đến các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ, và đến cuối năm 2011, một đại diện của Vatican không thường trú đã được bổ nhiệm để liên hệ với chính quyền sở tại.

Đối với Kosovo, hiện tại Tòa Thánh giới hạn trong việc bổ nhiệm một đại diện tông tòa, đó là Sứ thần tại Slovenia. (REI 09/01/2020).
Hồng Thủy
Thông tin khác:
Hướng tới việc cử hành lần đầu tiên Chúa nhật Lời Chúa: Kinh thánh là cuộc sống (20/01/2020)
Đức Thánh Cha khuyến khích các ngư dân giáo phận Benedetto di Trento gìn giữ các giá trị quý giá trong đời sống (20/01/2020)
Đức Thánh Cha tiếp Học viện Giáo hoàng Etiopia nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập (15/01/2020)
ĐTC: Rửa tội cho trẻ em là một hành vi của đức công chính (15/01/2020)
Đại hội giáo dục Công giáo liên Mỹ châu lần thứ XXVI (13/01/2020)
Đức Thánh Cha tiếp Học viện Giáo hoàng Etiopia nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập (13/01/2020)
Khóa học về phong thánh do Bộ Phong Thánh tổ chức (10/01/2020)
50 năm Tòa Thánh hiện diện tại Hội đồng châu Âu (10/01/2020)
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại Bari nhân cuộc gặp gỡ vì hòa bình cho vùng Địa Trung Hải (10/01/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log