LM. Phêrô PHẠM BÁ TRỰC, còn được HỒ CHỦ TỊCH tặng thưởng Huân chương kháng chiến Hạng Nhất, năm 1961 (Lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban ĐKCGVN, vừa trao lại cho gia đình, 6/2020). |
Đây là một bài viết giới thiệu những tư liệu về ngài, đó là một công việc quá lớn trong khuôn khổ chật hẹp của một bài viết, cho nên bài viết chỉ khiêm tốn giới hạn vấn đề ở “một số” tư liệu. Chúng ta dễ nhận thấy thời gian đã làm xa thêm các nguồn sử liệu mà muốn tìm kiếm thực không dễ. Có lẽ phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa về vật lực và nhân lực của các cơ quan chức năng cho công việc khoa học này.
II. GIỚI THIỆU CHI TIẾT MỘT SỐ TÀI LIỆU 1. Ta hãy vì chúa vì chính nghĩa mà kháng chiến oanh liệt: Đây là
phát biểu đầu tiên của linh mục Phạm Bá Trực trên công luận, được xem như là lời “
tâm huyết” của ngài nhân danh một linh mục Công giáo đối với cách mạng và kháng chiến. Điều này sẽ không lấy gì làm lạ khi lời phát ngôn đó được chính thức đăng trên tờ
Sự thật, cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (Đảng ta) lúc đó. Nội dung nguyên văn như sau:
“Ta hãy vì chúa, vì chính nghĩa mà kháng chiến oanh liệt Annuutiovobis gaudium magnum: quod chritus natus est nobis (Tôi đem tinh thần rất mừng cho anh em là Chúa cơ đốc đã sinh ra cho ta).
Thưa anh em yêu quý trong Chúa: Dịp lễ Đản sinh Chúa khắp thế giới vui mừng, các giáo hữu đều ca tụng Chúa và chúc nhau: “Buon natale” “Đản sinh phúc lộc”. Tôi cũng xin hưởng ứng “gaude cum gaudentibus” (Là thánh Paulo bảo). Dám mượn lời thần thành mà ca ngợi Chúa và chúc các đấng cùng toàn thê giáo hữu Việt Nam ta: “Gloria in excelsis Deo et in terra pax hominibus bonoc voluntatis”. Kỷ niêm Đản sinh Chúa năm nay gặp giữa lúc toàn dân đang kháng chiến kịch liệt vì chính nghĩa. Ta hãy đoàn kết, đại đoàn kết chặt chẽ với hết thảy đồng bào toàn quốc “ut sint unum cicut nos” (Lời Chúa truyền cho ta phải đại đoàn kết). Ta hãy hết tâm thực hành và phổ thông đức bác ái Công giáo là giới răn mới của Chúa truyền ta.” “ut diligatis invicen sicut difixi vos” thế là “ Gloria in excelsis Deo”. Ta hãy đứng lên sát cánh với toàn thể đồng bào đang kháng chiến lấy lại cho kỳ được độc lập thống nhất, tự do thực sự cho Tổ quốc (đó là luật thiên nhiên của Chúa). Chúa cơ đốc sinh ra cũng chỉ có ý cứu vãn nhân loại cho khỏi sự bóc lột hà hiếp nhau, cứu nhân loại khỏi xiềng xích báo thù, để mọi người không phân biệt trắng vàng, đều nên anh em với nhau. Hội thánh bằng nỗ lực bài xích chế độ nô lệ, bất cứ hình thức nào: như đô hộ…khối liên bang v.v.. đó là trá hình nô lệ đấy, “nó là sói dữ mặc nốt chiên”. Chúa bảo thế đấy. Nay bọn thực dân Pháp đang giết lát, bóc lột, hãm hiếp, tàn phá cả vật chất và tinh thần nhân dân ta một cách quá đáng, đang bày muôn mưu ngàn chước rất thâm độc quỷ quyệt để chia rẽ chúng ta: như giả bênh Công giáo, giả bảo hộ dân lành, bãi công v.v.. cốt để lại quặc xích nô lệ vào cổ dân ta, lại cướp nước ta. Ta hãy nhớ lời Chúa bảo: Cái quỷ nó đã ra khỏi ai, nếu nó lại nhập vào được, thì nó sẽ làm khốn người ấy hơn trước bội phần. Nên ta hãy vì Chúa, vì chính nghĩa mà kháng chiến oanh liệt cho đến khi tống cổ quân xâm lăng ra khỏi nước ta, đó là ý ngay đẹp lòng Chúa thế ta sẽ hưởng hoà bình. Chúa cơ đốc “Pax hominibus bône voluntatis”. Nhân dịp lễ sinh nhật Chúa (là lệ riêng của gia đình) ta hãy nhớ đến các anh em ta đã bỏ mình vì Tổ quốc, các chiến sĩ đang hy sinh lăn lộn cản quân xâm lăng ở tiền tuyến “plete cum plentibus”. Hãy cầu cho Tổ quốc ta mau toàn thắng và cùng Hội Thánh ca ngời Chúa và chúc nhau: “Gloria in excelsis Deo, et in terra pax homimibus bonoe voluntatis”.
Chào thân ái và quyết thắng,
Thay mặt Quốc hội cung chúc
Linh mục PHẠM BÁ TRỰC
2. Thông cáo của Ban thường trực Quốc hội ngày 8-10-1954 về việc cụ Phạm Bá Trực tạ thế [1] “
Cùng các vị đại biểu Quốc hội và toàn thể nhân dân. Chúng tôi lấy làm đau đớn báo tin cho các vị đại biểu Quốc hội và toàn thể nhân dân biết rằng:
Cụ Linh mục Phạm Bá Trực, Phó Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đã tạ thế hồi 12 giờ 55 phút ngày 5 tháng 10 năm 1954 vì bệnh đau tim và đã an táng tại nhà thờ An Huy, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hồi 9 giờ 30 ngày 7 tháng 10 năm 1954. Cụ hưởng thọ 56 tuổi.|
BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI
Ngày 11,12/10/1954 báo chí choáng ngợp trong không khí giải phóng thủ đô, nhưng tờ
Nhân dân vẫn dành những thông tin trên trang nhất để tường thuật về tang lễ của vị linh mục - Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội. Trong đó cho chúng ta biết
3 nội dung quan trọng là: Thông báo; Điếu văn của Hồ Chí Minh; thông tin các đoàn viếng tại tang lễ cụ Trực tại Đại Từ, Thái Nguyên. Sau đây là nội dung “thông báo”
“Báo Nhân dân lấy làm đau đớn báo tin để toàn thể đồng bào biết rằng:
Cụ Linh mục Phạm Bá Trực đã từ trần. Báo Nhân Dân lấy làm đau đớn báo tin để toàn thể đồng bào biết rằng:
Cụ Linh mục
Phạm-bá-Trực Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội,
Phó Chủ tịch Mặt trận Liên – Việt
Sau 2 năm bị bệnh nặng, được chính phủ ta hết lòng săn sóc, đã từ trần ngày 5 tháng 10 năm 1954 tại Việt Bắc, thọ 55 tuồi.
Cụ Linh mục
Phạm–bá-Trực là một nhà ái quốc được toàn thể đồng bào công giáo và nhân dân ta kính mến. Cụ luôn luôn nêu cao tinh thần hy sinh phấn đấu vì lòng kính Chúa và yêu nước của người công giáo Việt-nam. Trong Mặt trận Liên – Việt cũng như trong Quốc hội, cụ đã không ngừng nỗ lực để thắt chặt khối đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, giữa các tôn giáo với nhau, đặng đấu tranh cho lý tưởng chung của dân tộc ta là hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ.”
Cụ Linh mục
Phạm-bá-Trực từ trần là một cái tang chung của đồng bào công giáo và của nhân dân Việt-nam ta.
Trong dịp này chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn của Cụ Linh mục
Phạm-bá-Trực với lòng thương tiếc chân thành một nhà ái quốc thân yêu.”
[3] 4. Trích Điếu văn của linh mục Phêrô Vũ Xuân Kỷ, Chủ tịch Uỷ ban liên lạc Công giáo kháng chiến liên khu III tại đám tang linh mục Phạm Bá Trực.[4] Bài điếu văn này là
đại diện cho Uỷ ban liên lạc Công giáo kháng chiến Liên khu III, do linh mục Phê rô Vũ Xuân Kỷ Chủ tịch tổ chức này đọc. Qua sử liệu cho thấy linh mục Vũ Xuân Kỷ còn là một người bạn thân thiết của linh mục Phạm Bá Trực, đặc biệt là tình cảm đó càng được thắt chặt hơn khi cả hai vị cùng có chung ý nguyên cổ vũ dẫn dắt đồng bào Công giáo tích cực tham gia kháng chiến “
kính Chúa, yêu Nước”.
(...)
Bình sinh Cha là người đã nêu cao tấm gương của người Công giáo là: “Kính Chúa, yêu nước”.
Tận tuỵ phụng sự Thiên Chúa, trong 9 năm du học ở roma, thủ đô Giáo hội Công giáo, Cha đã đậu ba bằng tiến sĩ: triết học, luật học (giáo luật) và thần học trong giáo hội. Trở về nước, Cha đã đem hết tâm sức ra rao giảng đức tin. Trong thời gian đang (giảng dạy) ở trường thần học Sở Kiện (Kẻ Sở, Kiện Khê, Kim Bảng, Hà Nam), Cha đã đào tạo được nhiều linh mục.
Hiểu thấu đức công bằng, bác ái của Chúa Giêsu, Cha đã sớm có tinh thần chống ách áp bức của đế quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, Cha đã sốt sắng đứng ra gánh vác trách nhiệm trọng đại mà Tổ quốc đã giao cho. Trong hơn 8 năm kháng chiến, Cha đã nêu cao tinh thần bền bỉ, nhẫn nại chịu đựng gian khổ, không hề lùi bước trước những khó khăn của hoàn cảnh kháng chiến, Cha đã tích cực hoạt động công việc nhân dân toàn quốc kháng chiến, Cha đã tích cực hoạt động trong Ban Thường trực Quốc Hội và Uỷ ban Liên Việt toàn quốc, tham gia công việc động viên nhân dân toàn quốc kháng chiến và sản xuất, không để bọn quỷ dữ lừa dối đồng bào Công giáo, chia rẽ lương giáo. Cha đã luôn luôn bóc trần mưu mô của chúng, kêu gọi đồng bào giáo hữu nêu cao tinh thần cảnh giác chớ mắc mưu thâm độc của chúng. Mỗi một bức thư của Cha kêu gọi giáo hữu là một lần đồng bào thêm phấn khởi thi hành những nhiệm vụ mà Hồ Chủ tịch và Chính phủ đã đề ra. Cho đến gần đây, mặc dù lâm bệnh nặng nhưng trước những thủ đoạn lừa bịp đồng bào Công giáo của bọn Ngô Đình Diệm, Cha cũng cố sức viết những lời tâm huyết kêu gọi anh chị em giáo hữu đứng lên đấu tranh phá tan mưu mô thâm độc của chúng.
[5] Hồ Chủ tịch và Chính phủ hết sức săn sóc đến Cha, nhưng ý Chúa đã định Cha về, nên mặc dù các bác sĩ, y sĩ tận tình cứu chữa cũng không khỏi.
(...) Riêng đối với tôi, từ nay tôi sẽ mất đi người bạn chí thiết cùng chung một nhiệm vụ phụng sự Thiên Chúa, cùng chung một chí hướng đấu tranh giành độc lập, hạnh phúc cho nhân dân, đã từ lâu cũng sát cánh trong công cuộc kháng chiến.
Cha mất đi, nhưng tấm gương “kính chúa, yêu nước” của Cha vẫn còn sáng tỏ mãi mãi trong lòng người Công giáo. Ngậm ngùi, nhớ tiếc Cha, chúng tôi xin cùng anh em giáo hữu quyết đoàn kết giáo lương chặt chẽ hơn nữa, đánh tan mọi mưu mô của đế quốc Mỹ, bọn hiếu chiến Pháp và bọn tay sai của chúng để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.
Trước linh cữu Cha, tôi xin thay mặt các vị linh mục và anh chị em giáo hữu kính cẩn nghiêng mình tạm biệt Cha. Cầu xin Chúa và Đức Mẹ cho linh hồn Cha được trở về quê thật và ước mong sau này sẽ được cùng Cha hưởng phúc đời đời trên nước thiên đàng.
Linh mục
Vũ Xuân Kỷ 5. Trích Điếu văn của cụ Tôn Đức Thắng đọc trong lễ an táng cụ linh mục Phạm Bá Trực ngày 7-10-1954 [6] Bài điếu văn này
đại diện cho Quốc hội và Uỷ ban (Mặt trận) Liên Việt, vì cụ Tôn Đức Thắng lúc đó là Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội, đồng thời Chủ tịch Mặt trân Liên viêt toàn quốc.
Như vậy có thể khẳng định, dù hoàn cảnh chiến tranh, nhưng sự hiện diện của
đại diện các cơ quan trung ương cao nhất càng khẳng định thêm công lao, vai trò và những đóng góp của linh mục Phạm Bá Trực với Chính phủ, Quốc hội và Mặt Trận. Rõ ràng một nghi thức tang lễ theo thể thức trọng thể quốc gia. Đặc biệt điếu văn của Hồ Chí Minh, đại diện Đảng, Chính phủ càng khẳng định sâu sắc điều này.
(...)
Cụ mất đi, người công giáo Việt Nam mất một người hướng dẫn sáng suốt. Trong kháng chiến, cứ mỗi lần bọn gian tà đội lốt công giáo thi hành những mưu mô thâm độc mới, làm những điều trái với đạo Chúa, hại nước hại dân là mỗi lần tiếng nói của cụ lại đến với đồng bào, và cho mọi người thấy rõ mưu mô thâm độc, thân mật chỉ cho đồng bào con đường chân chính. Cho tới những ngày gần đây, mặc dầu bệnh tình đã trầm trọng, cụ vẫn sáng suốt vạch rõ mưu mô nham hiểm của bọn Việt gian Ngô Đình Diệm đang ép buộc và lừa bịp đồng bào công giáo miền Bắc vào Nam, cụ ân cần nhắc nhở đồng bào “ý từ nhớ lời Chúa dạy, phân biệt sói rừng đội lốt con chiên”. Tiếc thay, hôm nay mới biết, những lời đó lại là những lời cuối cùng cụ nhắc nhở tín đồ thân mến. Những lời di chúc quý báu đó chứng tỏ cụ đã nhiệt thành kính Chúa yêu nước cho đến trọn đời.
Kính Chúa và yêu nước đối với cụ là một. Chính nghĩa và tôn giáo không phải là hai việc tách rời. Cụ thường nhắc nhở lời Chúa dạy, giải thích cho mọi người nhận rõ một tín đồ thật lòng sùng đạo phải là người dân yêu nước, càng kính Chúa lại càng phải ra sức chống kẻ gây chiến tranh xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tự do tín ngưỡng, gìn giữ hoà bình. Những điều đó chính cụ đã dốc lòng thực hiện, đời cụ là một tấm gương kính Chúa yêu nước cho mọi người công giáo noi theo.
(...)
Cụ đã sốt sắng giúp Chính phủ và Mặt trận định ra chính sách cụ thể đối với tôn giáo, nhằm tôn trọng và bảo hộ tự do tín ngưỡng, bảo hộ Thánh đường, đoàn kết tôn giáo, mưu lợi ích cho giáo dân, đưa lại ruộng đất cho nông dân các tôn giáo. Cụ thường nói với đồng bào: chính sách của Chính phủ trước sau như một, Chính phủ ta là Chính phủ nhân dân, làm việc gì cũng phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân. Qua lời đó, chúng tôi nhận thấy lòng tin tưởng vững bền của cụ ở Chính phủ do Hồ Chủ tịch lãnh đạo, ở chế độ dân chủ cộng hoà tốt đẹp. Trải 9 năm kháng chiến, cụ không hề sờn lòng trước gian khổ, không lung lay trước mưu kế của bọn xâm lược. Cụ đã nêu cao ý chí vì hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ, nêu cao tinh thần vì nước vì dân.
Cụ mất đi, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và toàn thể nhân dân mất một vị nhân sĩ yêu nước có đức, có tài.
(...)
Từ giã cụ lần cuối cùng, tôi thay mặt Quốc hội và Mặt trận kính cẩn tỏ lòng thương tiếc và biết ơn cụ, vị Linh mục đã nêu gương kính Chúa yêu nước, đã góp nhiều công lao trong việc đoàn kết giáo lương kháng chiến anh dũng đến thắng lợi to lớn ngày nay.