Văn hóa nghệ thuật

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU ĐỀN TAM THÁNH QUẦN CỐNG

Cập nhật lúc 08:58 18/06/2010
Xin gói gọn vào 4 điểm: lịch sử hình thành; tiến trình xây dựng; giá trị nghệ thuật kiến trúc; và cảm nghĩ của những người góp phần xây dựng ngôi đền.
 
I. LỊCH SỬ NGÔI ĐỀN
 
Quần Cống là một xứ đạo lâu đời, đã được đón nhận Tin mừng từ rất sớm, vì Quần Cống thuộc tổng Trà Lũ là nơi, theo Khâm định Việt sủ Thông giám Cương mục, giáo sĩ I nê khu đã vào truyền giáo từ năm 1533.
 
Quần Cống là một một mảnh đất mầu mỡ, nên tại đây hạt giống Tin mừng đã nẩy nở đơm bông kết trái đem đến một mùa gặt phong phú. Giáo xứ Quần Cống phát triển nhanh chóng trở thành một giáo xứ lớn. Từ giáo xứ mẹ Quần Cống đã sinh ra nhiều giáo xứ con như Lập Thành, Thánh Mẫu, Thánh Thể...
 
Không chỉ lớn về mặt dân số, giáo xứ còn lớn về mặt xã hội. Có nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan. Chính vì thế mà nhà vua đã ban tặng danh hiệu Quần Cống. Tuy nhiên những thành đạt về khoa cử không làm xao nhãng đức tin. Gặp thời bắt bớ các vị quan lại sẵn sàng từ bỏ áo mão để nhận triều thiên tử đạo
 
Chính vì thế giáo xứ càng trở nên lớn lao về đức tin và lòng sùng mộ. Có lẽ đó là lý do các vị bề trên đã chọn Quần Cống làm nơi ẩn nấp trong thời kỳ khó khăn nhất. Tại Nam định có các vị quan hung hăng bắt đạo như Nguyễn đình Tân, Trịnh quang Khanh. Nhưng giáo dân Quần Cống, đặc biệt các vị quan lại không ngần ngại tuyên xưng đức tin và vì thế sẵn sàng che giấu đồ thờ phượng và các Đức cha, các cha trong nhà mình. Đức cha Sampedre Xuyên đã ẩn nấp trong nhà thánh Án Khảm và khi quan quân vào nhà bà Nhiêu Côn, con gái thánh Án Khảm đã giấu ngài trong một cái chum lớn đặt cạnh bờ ao.
 
Và khi nhiều người trong làng được phúc tử vì đạo, dân làng càng thêm đức tin, thêm lòng sùng kính các vị tử đạo bản hương.
 
 
Ngay từ xưa dân làng đã có lòng sùng kính các vị tử đạo. Từ khi các ngài chưa được tôn phong lên hàng Chân Phúc, dân làng đã bốc mộ và đặt xương các ngài vào nơi trang trọng để tôn kính. Sau khi các ngài được nâng lên hàng Chân Phúc, phong trào tôn kính càng phát triển mạnh mẽ.
 
Tại giáo xứ quê hương, Tam Thánh Quần Cống đã được vẽ hình, tạc tượng đặt trong nhà thờ cho giáo dân kính viếng, cầu nguyện. Trong nhà thờ có tòa tôn kính Ba Đấng. Ngoài sân nhà thờ có đài thánh Án Khảm. Tại nhà tổ đã có các tòa tôn vinh Ba Đấng. Ngoài ra dân làng còn lo liệu quản lý đình làng là nơi các Đấng đã xưng đạo trước mặt quan quân.
 
Nhưng ngôi Đền Tam Thánh đầu tiên được xây dựng ở trong miền Nam. Dân làng Quần Cống di cư mang theo cả lòng yêu mến quê hương và lòng tôn sùng các vị Tử đạo Quê hương. Rất nhiều người Quần Cống định cư tại xứ Bùi Phát và xứ Tân Hòa là hai xứ di cư tọa lạc hai bên đường xe lửa ngăn cách bởi cổng số 6.  Vì có điều kiện bày tỏ lòng tôn kính Tam Thánh Quê Hương nên hội Đồng Hương Quần Cống Miền Nam đã mua một căn nhà tại xứ Bùi Phát vừa dùng làm nhà tổ làng Quần Cống vừa làm Đền Tam Thánh. Tại đây các linh mục tu sĩ quê hương khi có dịp lui tới có chỗ nghỉ ngơi. Đây cũng là trụ sở qui tụ bà con đồng hương. Và nhất là đây là nơi bày tỏ và cổ võ lòng sùng kính Tam Thánh Quê Hương. Hăng năm bà con đồng hương Quần Cống vẫn tổ chức mừng lễ Tam Thánh Quê Hương, tổ chức rước kiệu Tam Thánh tại các xứ Bùi Phát, Vườn Xoài…
 
Ngôi Đền Tam Thánh thứ hai, lạ thay, lại xuất hiện tại San Diego, Hoa Kỳ. Cụ Phạm quang Khai, một nhân sĩ quê hương có lòng yêu quê hương tha thiết và có lòng sùng kính các vị Tử Đạo Quê Hương mãnh liệt đã đem lòng sùng kính này phổ biến trên nước Hoa Kỳ. Không những cụ đã thuyết phục được Đức Ông Roger Lechner cho đặt tượng Tam Thánh trong nhà thờ do ngài làm cha xứ, cụ còn biến garage tại nhà riêng thành ngôi Đền Tam Thánh. Nơi đây cụ tổ chức đọc kinh cầu nguyện, Có nhiều linh mục đã đến dâng lễ tại ngôi đền đơn sơ nơi xứ Hoa Kỳ xa xôi này.
 
Ngôi Đền Tam Thánh thứ ba được xây dựng tại quê hương Quần Cống. Ngôi đền này cũng do cụ Phạm quang Khai chủ xướng. Nhưng vì xây dựng vào thời điểm khó khăn, nên sau đó đã bị Nhà Nước tháo dỡ. Các Thánh Quê Hương cho biết quê nhà còn gặp nhiều khó khăn thử thách.
 
Ngoài những ngôi đền, tượng Tam Thánh Quê Hương còn được giáo dân đồng hương mang đi khắp nơi như tại nhà thờ Lam Sơn, Vũng Tầu, tại hội Đồng Hương Quần Cống Hải Ngoại, trụ sở đặt tại Santa Ana, Hoa Kỳ…
 

Ngôi Đền Tam Thánh hiện nay tại Quần Cống là ngôi đền thứ tư dâng kính Tam Thánh Quê Hương. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Tam Thánh Quê Hương được phúc tử vì đạo mọi người vốn đã canh cánh bên lòng việc xây dựng Đền Tam Thánh, thấy các nơi đã có đền, còn chính quê hương lại không có, hay là đã có nhưng bị tháo dỡ, lòng không khỏi áy náy buồn phiền, đã quyết tâm cùng nhau xây dựng ngôi đền. Vì xây sau, lại là năm kỷ niệm quan trọng, nên mọi người đều mong muốn xây dựng một ngôi đền xứng đáng cho các vị thánh quê hương.

Người con xứ Cống
Thông tin khác:
GIA TÀI CỦA CON (17/06/2010)
ĐẠI ĐA SỐ LINH MỤC SỬ DỤNG INTERNET MỖI NGÀY (16/06/2010)
Di sản của một giám mục: Làm thế nào để bài giảng sống động hơn? (10/06/2010)
Tấm lòng của Bác đối với đồng bào Công Giáo (07/06/2010)
Nhà thờ Phát Diệm - độc đáo và duy nhất (04/06/2010)
Tế nguyện công đức tiền nhân (04/06/2010)
Hoa hồng dâng kính MẸ trong tháng 5 (22/05/2010)
Thiên Chức Làm Mẹ Của Đức Maria (05/05/2010)
DÂNG MẸ NHỮNG HOA LÒNG (04/05/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log