Chúng tôi được hướng dẫn viên hướng dẫn bằng băng tiếng Việt. Đây là hang toại đạo của Thầy sáu Calisto (vì có rất nhiều hang, mỗi hang mang một tên khác nhau). Hang lan rộng tới 15 hecta, ăn sâu 20m vào trong lòng đất.
Cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX các ĐGH rời xương và di hài các tín hữu vào nhà thờ. Hang toại đạo (Catacombe) bị bỏ rơi suốt thời trung cổ. Năm 1600 nhà khảo cổ học người Manta là Antonio Posio khởi đầu công cuộc tái khám phá hang toại đạo và đến năm 1852, nhờ nhà khảo cổ danh tiếng Giovani Patista de Rhosi hang toại đạo mới được khôi phục hoàn toàn.
Chúng tôi được giới thiệu những biểu tượng con cá: “Con cá”, theo tiếng Hy Lạp chữ đầu và cuối viết hàng dọc tạo thành PX, viết lồng nên nhau là biểu hiệu Chúa Kitô. Chiếc neo cũng là một biểu hiệu của Cây Thánh giá.
Chúng tôi đi sâu vào một hầm mộ được chôn xác 9 ĐGH và 8 vị hàng giáo phẩm thế kỷ III:
- ĐGH Ponciano Tử đạo năm 235
- ĐGH Fabiano chết vì đạo năm 250
- Thánh Giáo Hoàng Eutiano
- Thánh Giáo Hoàng Lutro người Rôma
- Thánh Giáo Hoàng Anterote người Hy Lạp qua đời sau vỏn vẹn 40 ngày làm Giáo Hoàng
- ĐGH Xisto II, người Hy Lạp, tử đạo và bia Đức thánh GH Damaso ghi khắc vào thế kỷ thứ tư. Tượng thánh Coecilia tạc theo tư thế tử đạo Tượng thánh Coecilia tạc theo tư thế tử đạo |
Chúng tôi đứng trước mộ thánh Cecilia hiện được tạc thành tượng nằm xuôi tay, mặt úp xuống. Tượng được tạc theo đúng hình ảnh khi mở quan tài và giảo nghiệm vào năm 1599. Cổ thánh nữ bị vết gươm chứng tỏ thánh nữ bị chém đầu, 3 ngón tay phải giơ thẳng và một ngón tay trái giơ ra. Theo tuyền thống, hình ảnh ấy chỉ lòng tin của thánh nữ vào một Chúa Ba Ngôi. Cạnh đó là mộ Đức thánh Giáo hoàng Ubanô, tử đạo đồng thời với thánh Cecilia. Hầm mộ khoét sâu bằng đá ong, gốc nham thạch khi gặp không khí sẽ cứng lại. Người chết được đặt trong hầm mộ chỉ cuốn khăn liệm không ván bọc. Các hộc mộ ngày nay mở ra chỉ trống rỗng. Các mảnh xương đã được gom lại và đưa vào các Nhà thờ. Dọc đường hầm có nhiều hộc mộ nhỏ của các hài nhi, kể cả các hài nhi ngoại đạo. Có những người kitô hữu chuyên đào mộ và thời gian đào kéo dài tới 300 năm từ giữa II thế kỷ IV, có khoảng 500.000 người được chôn cất. Những gia đình giàu thường có hầm mộ riêng gọi là hầm mộ các Bí tích, và các hầm mộ này dễ biến thành khởi đầu của hang toại đạo. Có 5 phòng mộ bí tích và chúng tôi đã đi qua 5 hầm mộ gia đình như thế. Có nhiều đèn dầu bằng đất được gom lại trong một hộc hang làm bằng chứng sống của một chứng tích Đức tin cộng đồng. Khoảng giữa thể kỷ thứ III đã tạo nên các hầm mộ cao rộng và quy mô hơn, có nhiều lối thông khí đào vuông, thông thẳng lên trời. Đôi khi có những bàn thờ để Linh mục làm lễ. Chúng tôi đã dừng lại ở 2 bàn thờ có đủ khăn thánh và đồ thánh làm lễ, thầm tiếc vì không biết trước chi tiết này để đem đồ lễ dâng một Thánh lễ tại đây. Đường dốc ngược 77 bậc lên mặt đất. Chúng tôi dừng lại trước đường thông khí của hang toại đạo thánh Calisto, đọc kinh Lạy Cha, Tin kính, vực sâu để tưởng nhớ linh hồn các kitô hữu Rôma tử đạo xưa. Nhà thờ có truyền thuyết “Domine Quo Vadis?” Truyền thuyết "DOMINE QUO VADIS?" |
Vừa ra khỏi cổng, chúng tôi được cha Tự giới thiệu địa danh về truyền thuyết Domine Quo Vadis? Cha đã có chuyến đi tháp tùng Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo tới Rôma năm 1996 nên đã biết về Nhà thờ này. Ngày nay, tại đây đã dựng nên một ngôi Nhà thờ có lễ hàng ngày và được đặt Mình Thánh. Chúng tôi đẩy cửa bước vào và dừng lại vây quanh một viên đá trắng đặt trang trọng giữa lòng Nhà thờ và có khung bảo vệ. Nhìn kỹ thì đó là 2 lốt chân in trên đá. Câu chuyện truyền thuyết sống lại trong chúng tôi. Phêrô trên đường tránh bách hại đạo của bạo chúa Neron, vừa ra tới cổng thành, Ngài gặp Chúa Giêsu đang vác Thánh giá trở vào thành. Phêrô bật hỏi: “Lạy Thầy, Thầy đi đâu?”. Câu hỏi đã trở thành đầu đề tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Balan Sienkievich - tác phẩm được giải thưởng Nobel. Hai dấu chân nhắc chúng tôi nhớ lại câu trả lời của Chúa Giêsu: “ Khi người ta bỏ Thầy mà trốn thì Ta trở lại để chịu tử đạo lần thứ hai”. Phêrô hiểu ý Chúa quay trở lại Rôma khẳng khái tuyên xưng đức tin và chịu đóng đanh ngược trên Thánh giá. Xe chúng tôi đi vòng qua Forum Rômano thượng viện của Đế quốc cổ đại Rôma. Nơi đây mọi quyết định quan trọng của Rôma và thế giới được “các Xeda” và thượng viện quyết định. 20 thế kỷ qua, thượng viện vẫn còn lại di tích và được gìn giữ nguyên dáng cũ. Những toà nhà cổ, tường cổ bao bọc nổi bật trên ngọn cao nhất của quả đồi thành phố. Xe chúng tôi cũng đi vào đường chính diện dẫn đến quảng trường thánh Phêrô, nhìn toàn cảnh của quảng trường nổi tiếng thế giới và xác định vị trí của ĐGH đọc kinh truyền tin Chúa nhật hàng tuần, vị trí ngày mai ĐGH hiện diện trong buổi Udienza (yết kiến chung). Xe đi vòng một vòng tường thành Vatican cổ kính cao vút, vây quanh một ngọn đồi - đồi Vatican kính yêu. Nơi đây có ĐTC và giáo triều Vatican- Trái tim và khối óc của Giáo hội Công giáo hoàn cầu. Linh mục Phêrô NGUYỄN HỒNG PHÚC
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com