Gương điển hình

"Giáo xứ an toàn - sáng - xanh - sạch đẹp"

Cập nhật lúc 16:18 09/08/2019
Giáo xứ Thánh Mẫu được coi là một kiến trúc đẹp của thành phố Đà Lạt và ngày càng xanh hơn nhờ bà con giáo dân trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây xanh quanh nhà thờ. Ảnh: Nguyễn Thu
Giáo xứ Thánh Mẫu được coi là một kiến trúc đẹp của thành phố Đà Lạt và ngày càng xanh hơn nhờ bà con giáo dân trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây xanh quanh nhà thờ. Ảnh: Nguyễn Thu

Giáo xứ an toàn- sáng- xanh- sạch- đẹp” là một trong những mô hình bảo vệ môi trường mà các tổ chức tôn giáo tại Lâm Đồng đăng ký thực hiện, hưởng ứng Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Tài nguyên & Môi trường và các tổ chức tôn giáo. Mô hình này đã được xây dựng hiệu quả và đang mang lại ý nghĩa thiết thực.

Tại xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm), một xã có khoảng 80% dân số là người Công giáo, tối đến đường làng lại trở nên đẹp hơn nhờ ánh điện từ hệ thống đèn chiếu sáng hai bên đường, người dân đi lại thấy thoải mái và phấn khởi hơn.  Đây là kết quả của công trình “đường điện thắp sáng quê hương” được triển khai từ năm 2018, nhằm thực hiện mô hình “Giáo xứ an toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp”. 

Thôn 1 của xã Lộc Quảng có khoảng 2,5 km đường giao thông, những năm trước chưa có hệ thống điện chiếu sáng, việc đi lại vào buổi tối rất bất tiện, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự xã hội. Thực hiện mô hình “Giáo xứ an toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp”, cán bộ thôn, cán bộ mặt trận đã bàn bạc cùng nhân dân, và ngành điện, sau đó cùng thợ cơ khí chế tạo các điểm lắp đặt bóng điện tại các trụ điện dọc đường thôn. Nhờ tự làm là chính nên chi phí giảm rất nhiều. Toàn tuyến với gần 50 bóng điện, bình quân mỗi hộ dân trong thôn chỉ đóng góp 220.000 đồng. Hàng tháng mỗi hộ nộp 10.000 đồng để vận hành hệ thống điện thắp sáng đường làng này, thường các hộ nộp gộp 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Số tiền nộp không nhiều nhưng nhiều hộ chung lại đã làm nên diện mạo mới cho làng quê thêm văn minh, sạch đẹp và an toàn hơn.

Theo lãnh đạo xã Lộc Quảng, Thôn 1 là thôn đi đầu trong thực hiện “Đường điện thắp sáng quê hương”, đến nay, mô hình này đã được thực hiện tại các thôn khác. Bên cạnh đó, bà con giáo dân đã tu sửa, xây mới 35 hàng rào, tôn tạo cảnh quan, trồng thêm cây xanh trước nhà và ở các bãi đất công cộng, tạo nên diện mạo mới sáng xanh sạch đẹp cho làng quê, xứ đạo. Các thôn đã làm điểm tập kết rác, xây dựng quy chế quản lý thu gom rác; duy duy trì tổ tự quản về an ninh trật tự.

Tại giáo xứ Thánh Mẫu (phường 7, Tp Đà Lạt), đường, ngõ đã quang đãng, gọn gàng, sạch đẹp nhờ việc thực hiện đúng  quy trình tập kết chất thải sinh hoạt. Hàng tuần sau 17h30 các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 các hộ đưa rác ra để tại các điểm ở trục đường chính hoặc bỏ tại những thùng tập kết rác, không tùy tiện vứt rác nơi công cộng. Linh mục chính xứ đã vận động giáo dân phân loại chất thải ngay tại hộ gia đình, đồng thời kiến nghị đơn vị chức năng tăng số lượng thùng rác để người dân bỏ rác đã phân loại. Nhờ những việc làm tuy nhỏ những ý nghĩa lớn này, giáo xứ Thánh Mẫu đã trở nên khang trang, sạch đẹp hơn.

Những mô hình trên chính là sự hưởng ứng tích cực và sự phối hợp hiệu quả giữa Mặt trận Tổ quốc, ngành Tài nguyên & môi trường và tổ chức tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tính đến tháng 8/2018, mô hình tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giữ gìn an ninh trật tự tại khu dân cư, đã hình thành được ở 21 khu dân cư thuộc 18 xã, phường, thị trấn  và đang tiếp tục lan tỏa, đem lại ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
 
BA 
Thông tin khác:
Một lương y với ước mơ trở thành một nhà từ thiện (06/08/2019)
Caritas Hải Phòng đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường (01/08/2019)
Một gia đình Công giáo có hai thế hệ đều là thương binh (30/07/2019)
Ca mổ hy hữu do sản phụ phải ngồi sinh (29/07/2019)
Ba người "anh hùng" trong một mái nhà (24/07/2019)
Người “cưu mang” 200 bà bầu (23/07/2019)
Nghị lực vươn lên của cậu học trò khuyết tật (22/07/2019)
Quảng Bình một giáo dân sản xuất kinh doanh giỏi (16/07/2019)
Một vị thánh lớn được nhiều Giáo hội Kitô giáo tôn kính (11/07/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log