Gương điển hình

Một vị thánh lớn được nhiều Giáo hội Kitô giáo tôn kính

Cập nhật lúc 09:43 11/07/2019
Đó chính là thánh Batholomeo Tông đồ. Ông là một trong 12 Tông đồ của Đức Giêsu nhưng ít được nhắc đến trong Tin Mừng. Chỉ có hai thánh sử là Mattheu và Macco nhắc đến tên ông (Mt 10,3) và  (Mc 3, 14-19).  Ông sinh tại Cana và được mô tả là đẹp trai, da trắng, mắt to, mũi thẳng, râu rậm đen thi thoảng có chùm râu trắng đan xen. Ông thông minh, biết nhiều thứ tiếng và có họ hàng với vua nước Ả Rập. Ông hay mặc đồ trắng, áo choàng cũng màu trắng. Do vậy, ông cũng tự cao. Bằng chứng là khi Philipphe bảo dẫn ông đi gặp người Nazaret, thì ông nói: Nazaret có gì hay mà xem? Cũng có lúc người ta cho Batholomeo chính là Nathael xuất thân từ Galilea. Nhưng các sách Tin Mừng lại không kể Nathael trong danh sách các Tông đồ của Chúa. Hơn nữa, nếu Batholomeo là Nathael thì khi Philipphe dẫn đến gặp Đức Giêsu và được  Ngài khen: Đây đích thực là người Ixraen, lòng dạ không có gì gian dối” (Ga 1, 47) thì ông đã không ngạc nhiên như vậy vì Đức Giêsu nói biết ông từ lâu khi ông ngồi dưới gốc cây vả.

Có truyền thuyết nói Batholomeo chính là chàng rể trong tiệc cưới Cana. Nhưng Tin mừng không nhắc đến tên ông trong câu chuyện này. Theo ghi chép của Jacques de Voragguine, Batholomeo có đến truyền giáo tại Lytoni, Ấn Độ, Armenia cùng với Philipphe. Ông có chữa lành cho công chúa con vua Polynios khỏi bệnh quỷ ám. Cảm kích trước cử chỉ này, nhà vua và toàn bộ hoàng tộc đã theo đạo Công giáo. Vua cho tháo gỡ, phá hủy các tranh tượng thờ tà thần, ma quỷ. Thay vào đó là tranh tượng Công giáo. Tuy nhiên việc này làm cho các tư tế oán giận. Họ chạy đến Astyages - một đối thủ kình địch của vua Polynios để tố cáo Batholomeo. Astyages sai lính đến bắt Batholomeo và Philipphe về để tra khảo dã man. Philipphe bị tử hình ngay còn Batholomeo thì bị tra tấn mãi. Chúng cho lý hình lột da ông khi ông còn sống. Về sau nhiều họa sĩ đã vẽ lại cảnh tượng kinh khủng này (ảnh trên). Sau đó, chúng bắt ông đóng đinh ngược trên thập giá, đầu cắm xuống đất. Sau khi ông qua đời, các tín hữu đã đến xin xác ông đưa về mai táng trang trọng. Còn Astyages và các tư tế bị quỷ ám và chết ngay sau ngày Batholomeo bị đóng đinh vào năm 52 sau công nguyên. 

Theo thánh Hieronymuso thì Batholomeo có để lại nhiều tác phẩm trong đó có cuốn Tin Mừng về sự Phục sinh của Đức Kitô. Tuy nhiên, cho đến nay, tác phẩm này chưa được công nhận là tác phẩm kinh điển theo truyền thống của Giáo hội. Do đó, ngay hài cốt của Batholomeo cũng không được bảo quản. Hài cốt của ông và 4 thánh tử đạo khác bị đào lên quăng xuống biển và trôi dạt vào đảo Lipari ở Sizilva, Italia. 

Năm 831, khi người Ai Cập tấn công Lipari, lo sợ bị người Hồi giáo phá hủy mộ thánh nhân nên tín hữu cải táng đưa về Benevento, cách Rôma 239 km về hướng đông nam. Năm 838, hoàng đế Friderich của Đức tấn công Italia và định phá hủy mộ thánh nhân. Hoàng đế được báo mộng sẽ bị trừng phạt nặng nề, có thể sẽ chết trận nên ông dừng lại nhưng hoàng đế lại bí mật cho lấy trộm hộp sọ của thánh nhân đem về Frankfurt, Đức.  Nơi đây, năm 1238 đã có một nhà thờ lớn được dựng lên để tôn kính thánh nhân. 
 

 
Hiện nay có nhiều trung tâm hành hương lớn mang tên thánh Batholomeo như ở Albayrak của Armenia, ở Dara Mesipatamia. 

Nhiều họa sĩ, điêu khắc gia đã lấy hình mẫu thánh Batholomeo để vẽ tranh, dựng tượng. Họa sĩ Michaelanges đã vẽ cảnh thánh nhân bị lột da mặt mà tay Ngài đang cầm trên hai tay trên nguyện đường Sixtine. Một tượng của thánh nhân cũng được điêu khắc  ở đền thánh mang tên thánh nhân tại Rôma (ảnh dưới). 

Có điều lạ là thánh nhân được nhiều Giáo hội Kitô giáo cũng tôn kính trọng thể. Công giáo, Anh giáo, Tin lành kính thánh nhân vào ngày 24/8 hằng năm. Còn Chính Thống giáo kính thánh Batholomeo vào ngày 14/6. Giáo hội Armenia kính thánh nhân vào 2 ngày 9/4 và 12/12.

BÍCH HẢI
Thông tin khác:
Học phương pháp đọc báo của Bác Hồ (01/07/2019)
Thánh Istvan, vị thánh đầu tiên của hungary (19/06/2019)
Đồng bào Công giáo Hòa Sơn, học và làm theo lời Bác (19/06/2019)
Người giữ hồn di sản dân tộc Sán Dìu (15/05/2019)
Một đời vì trẻ nhỏ và bệnh nhân phong (14/05/2019)
Tâm huyết cả đời của một cựu binh (08/05/2019)
Gia đình giáo dân đi lên từ nghị lực (07/05/2019)
Hai học sinh trung học Michigan xây nhà nguyện Thánh Thể và hang đá Đức Mẹ (03/05/2019)
Người đại biểu của nhân dân (19/04/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log