Gương điển hình

Hai danh nhân họ Trần

Cập nhật lúc 10:55 05/11/2018
Trần Hưng Đạo (1230-1300), tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn, con Trần Liễu, được vua Trần Nhân Tông giao việc binh, trực tiếp chỉ huy quân dân ta đánh đuổi quân Nguyên Mông lần thứ 2 và lần thứ 3.
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được đặt tại Quảng trường Mùng 3 tháng Hai, bên hồ Vỵ Xuyên, thành Phố Nam Định. Ảnh: An Hải
Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được đặt tại Quảng trường Mùng 3 tháng Hai, bên hồ Vỵ Xuyên, thành Phố Nam Định. Ảnh: An Hải
Trần Hưng Đạo (1230-1300), tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn, con Trần Liễu, được vua Trần Nhân Tông giao việc binh, trực tiếp chỉ huy quân dân ta đánh đuổi quân Nguyên Mông lần thứ 2 và lần thứ 3. Năm 1285. Sau khi đánh tan quân địch ở vòng ngoài, Trần Quốc Tuấn đưa quân giải phóng Thăng Long. Tướng giặc Thoát Hoan phải tháo chạy sang bờ Bắc sông Hồng, rồi chui vào ống đồng trốn thoát. Các tên tướng Toa Đô, Lý Hằng bị tiêu diệt. Năm 1286, vua Nguyên cử các tướng Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân và hàng nghìn chiến thuyền chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 3. Vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Quốc Tuấn: "Thế giặc năm nay thế nào?". Ông đáp: “Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì còn sợ và phải đi xa. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn”. Tháng Hai âm lịch năm 1287, quân Nguyên ào ào tiến sang, quân ta phản công dũng mạnh trên bộ và dưới sông, bắt sống các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ, đuổi hết giặc về nước. Tháng Tư (âm lịch) năm 1289, triều đình luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn được phong tước Hưng Đạo đại vương. 

Trần Nhân Tông (1258-1308), tên khai sinh Trần Khâm là vị vua thứ ba của triều Trần, trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, Ông triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị-xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với Chiêm Thành nước láng giềng phía nam. Quân Nguyên Mông huy động một lực lượng lớn 3 lần tấn công Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của vua Trần Thánh Tông, tiếp đến là vua Trần Nhân Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, quân và dân ta đánh bật chúng về nước, tiến lên khôi phục sự hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông để làm Thái thượng hoàng). Sau đó ông xuất gia tu hành theo đạo Phật tại núi Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ. Thiền phái trúc lâm do Trần Nhân Tông khởi xướng phát triển mạnh mẽ từ đó đên nay. Lịch sử ghi công ông là người đóng góp cho việc phát triển, toàn diện đất nước từ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao cuối thế kỷ XIII.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Chuyện "cổ tích" thời hiện đại (30/10/2018)
Hai danh nhân họ Hồ (30/10/2018)
Người đàn ghitar cuối cùng (30/10/2018)
Chứng từ cảm động của một người trẻ đồng hành với bệnh nhân trẻ ung thư giai đoạn cuối (16/10/2018)
Chuyện về quán cơm Huynh Đệ (09/10/2018)
Bữa tiệc Đại Ngàn (09/10/2018)
Caritas Phát Diệm: Trao tặng xe lăn đợt 2 cho người khuyết tật (05/10/2018)
Người đồng hành của chiên nghèo miền cao (04/10/2018)
Ông trùm hơn 40 năm phục vụ nhà Chúa (28/09/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log