Gương điển hình

Những giáo hữu SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI

Cập nhật lúc 16:02 20/03/2019
Những ngày giữa tháng Giêng, Kỷ Hợi, cuộc sống, lại trở về với nhịp độ vốn có. Tôi cũng hòa vào dòng chảy” công việc thường nhật”của bao người trên miền quê - xứ Thái “đệ nhất danh trà”và rong ruổi đến mấy “điểm” đã dự tính khai xuân.
Hiện, toàn xã Phúc Trìu có gần 355ha chè, diện tích chè kinh doanh là 350ha, năng suất đạt 160 tạ/ha. Ảnh: CTV
Hiện, toàn xã Phúc Trìu có gần 355ha chè, diện tích chè kinh doanh là 350ha, năng suất đạt 160 tạ/ha. Ảnh: CTV
Điểm đến đầu tiên trong cuộc “rong ruổi” này là xóm Khuôn II, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên, một khu dân cư có “quá bán” là giáo dân Công giáo. Hỏi tìm gặp ông Mai Thanh Cường, ở đây ai cũng biết ông Cường không chỉ là giáo hữu sùng đạo mà còn là công an viên của xóm, được bà con yêu mến, tin cậy... Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang và vẫn còn... “dư vị” Tết, với khuôn mặt thuần phác của một “nông chí điền”, ông Cường mộc mạc chia sẻ: Được bà con lương, giáo tin tưởng, chính quyền tin cậy, nên đã hết lòng vì cuộc sống chung.  Tìm hiểu thêm, càng thấy ở ông Cường, một người năng động và tận tụy với công việc. Ông, thường xuyên phối hợp với Hội đồng giáo xứ và Ban hành giáo của giáo họ, tuyên truyền,vận động bà con đoàn kết một lòng thi đua tham gia tốt các phong trào: xây dựng nông thôn mới; Toàn dân bảo vệ ANTQ; thành lập tổ tự quản ANTT; Tổ hòa giải ở khu dân cư, hoạt động hiệu quả, góp phần giữ vững sự bình yên trên địa bàn… Điển hình trong công tác vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ông Cường đã tỏ rõ là nhân tố tích cực vận động nhiều hộ gia đình giáo dân đã hiến hơn 5.000m2 đất đề làm 3km2 đường theo tiêu chí giao thông nông thôn mới… Do có nhiều thành tích trong hoạt động xã hội, ông Mai Thanh Cường đã được lãnh đạo công an TP. Thái Nguyên tặng 03 giấy khen; UBND xã Phúc Trìu tặng 07 giấy khen…

Đến thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, gặp anh Trần Văn Hạnh, một giáo hữu Công giáo ở giáo họ Hùng Sơn. Xuất thân từ gia đình thuần nông, anh Hạnh rất yêu lao động, và luôn trăn trở làm thế nào phải giàu lên, bằng chính “nghiệp nhà nông gia” của mình. Vì vậy, anh đã sớm nhận thấy vùng đất nơi mình được sinh ra, có điều kiện khí hậu ôn hậu;thổ nhưỡng phù hợp với cây rau, màu và người dân có kinh nghiệm trồng trọt; nhưng vì sao không “bứt” lên để làm giàu với những gì được thiên nhiên ưu đãi? Bởi, với cung cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ và sản phẩm làm ra chưa đảm bảo độ an toàn cao. Giờ đây, với nghị lực dám nghĩ, dám làm, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, tháng 1/2017, anh Hạnh đã vận động một số gia đình tham gia thành lập HTX sản xuất rau an toàn, với phương thức sản xuất tập trung, liên kết cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt GAP và liên kết được với các công ty chế biến nông sản, các cửa hàng; các trường học để tiêu thụ rau của HTX một cách ổn định. Đến nay, HTX đã có 129 hộ gia đình thành viên yên tâm sản xuất, có thu nhập thường xuyên, góp phần nâng tỷ lệ hộ khá, giàu bền vững ở địa phương và là “địa chỉ đỏ” tin cậy của nhiều đơn vị tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Rời giáo họ Hùng Sơn, chúng tôi mang theo cảm xúc ấn tượng về anh Hạnh một giáo dân không chỉ biết cách làm giàu chân chính cho mình mà còn giúp nhiều người khác lao động có “bát ăn bát để”; chúng tôi về xóm Tân Bình 1 xã Vô Tranh, huyện Phú Lương – một khu dân cư có 50 hộ gia đình, trong đó 60% là người Công giáo. Cuộc gặp gỡ đầu năm ở giáo họ này, một lần nữa cảm xúc ấn tượng được tăng lên, khi tiếp xúc trò chuyện với ông Đỗ Văn Tiến, không chỉ là Trưởng Ban hành giáo của giáo họ mà còn là Trưởng Ban công tác Mặt Trận có uy tín; tích cực tuyên truyền, vận động bà con; hưởng ứng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”. Nhất là gần 3 năm (2016 – 2018), ông Tiến đã vận động bà con lương - giáo trong xóm hiến 3.000 m2 đất; đóng góp 400 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn và vận động 3 hộ gia đình hiến 350m2 đất để làm cầu, nối đường liên thôn, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại dễ dàng, thuận tiện.

Tại thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, nơi được coi là một trong những “Vùng lõi” ATK thuở 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ 2 (1946-1954) cuộc sống nơi đây đang khởi sắc. Nhiều khu dân cư, cách đây chưa lâu nay như “hóa rồng”, “hóa hổ”… Gặp ông Mai Văn Hoàng, Ủy viên UBĐKCG tỉnh Thái Nguyên, Trưởng Ban hành giáo, giáo họ Chợ Chu (giáo xứ Phú Cường)  tuyên truyền, vận động bà con giáo dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương… Bản thân gia đình ông còn là nhân tố tiêu biểu phát triển kinh tế gia đình với đầu tư kinh doanh đồ gỗ, nhôm kính, có doanh thu hơn 01 tỷ đồng/năm; tạo việc làm có thu nhập ổn định cho 5 lao động. Và, đến nay đã 5 năm gia đình ông Hoàng liên tục đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Khép lại chuyến đi, chúng tôi đầy ắp cảm xúc về những cảnh quan, cuộc sống của người dân qua mỗi vùng quê ở Thái Nguyên, từng ngày đổi thay, khởi sắc mà còn là những ấn tượng mạnh khi gặp gỡ những giáo dân Kitô dù họ là gì đều thực sự tỏa sáng giữa đạo với đời.

Trần Quốc Việt
Thông tin khác:
Người cha của những đứa trẻ chưa từng cất tiếng khóc chào đời (20/03/2019)
Nơi đâu cũng đọng yêu thương (19/03/2019)
Thầy giáo Đặng Tấn Đua (13/03/2019)
Khiêm nhường là sứ điệp quan trọng từ Đức Mẹ Lộ Đức (05/03/2019)
Bác ái mùa Xuân (04/03/2019)
Vua heo rừng Đồng Tháp (20/02/2019)
Công giáo với y học dân tộc (18/02/2019)
Người cựu chiến binh có tấm lòng nhân ái (15/02/2019)
Về Sơn La sau trận lũ lịch sử (15/02/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log