Gương điển hình

Thăm khu vườn chú Năm

Cập nhật lúc 09:08 12/06/2017
Sau gần một giờ lênh đênh giữa dòng Tiền Giang, tàu cập bến đỗ. Bước lên bờ là mênh mông hoa trái, thăm thẳm miệt vườn. Tôi cứ như người đi trong mơ giữa vườn cây hoa lá trĩu cành.
       Thật khó hình dung, cách đây khoảng hơn 20 năm, chỉ cách thành phố Mỹ Tho hơn 20 cây số về phía Tây Nam, Cồn Lân lại là một vùng hoang hóa, um tùm, là nơi cư trú của rắn rết, muỗi độc và một vài loài dã thú khác. Giờ đây, Cồn Lân đã có hàng chục khu vườn, quanh năm cây cối xanh tươi, mùa nào thứ ấy, đặc biệt trong đó có vườn của chú Năm Chánh. Tên thật của chú là Triệu Vân Chánh, bà con Cồn Lân vẫn quen gọi là “Miệt vườn chú Năm”. Quê chú ở mãi tận xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cũng như bao người con Nam Bộ, chú Năm tham gia lực lượng vũ trang từ năm 1947. Năm 1954, chú được tổ chức cài lại để tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1960, chú đi đầu trong đội quân đồng khởi Bến Tre, rồi tiếp tục tham gia kháng chiến. Mãi đến năm 1983, chú mới về trụ và cùng bè bạn lập ấp khai thác vùng Cồn Lân này.

Cồn Lân giờ đây là một điểm du lịch miệt vườn hấp dẫn

       Với chất giọng mộc mạc chân thành, chú tâm sự: “Sau cuộc trường chinh đầy gian khổ của dân tộc, khi chú trở lại quê hương đồng khởi, thì một mái nhà tranh cũng không còn, vườn tược chỉ vương lại mấy cây dừa xơ xác. Chú cùng vợ con thấy quẫn quá, phải đi lập nghiệp nơi “đất khchs quê người”.

​       Tuy vậy, chú lại nghĩ: số mình là còn may, còn phần lớn bạn bè cùng trang lứa đều đã ngã xuống, để cho đất nước có ngày hôm nay. Chú cười ha hả và nói với tôi: “Mình phải lao động dũng cảm, kiên cường, sáng tạo với tư cách người chiến sĩ giải phóng năm xưa chớ. Mình phải làm cho làng xóm, gia đình giàu có, đất nước mạnh, thế mới là trả nghĩa cho bao người bị hy sinh, bị thương tật và cầm tù”.

​       Chúng tôi ngồi dưới vườn cây rộng hơn 4 công đất của chú, và “với tay” là hái được quả ăn, ngắm nhìn ngôi nhà ngói năm gian thoáng đãng, sạch sẽ, đầy đủ các tiện nghi đắt tiền.

​       Cách đây hơn 10 năm, vườn không thế này đâu, còn lu bu lắm trong đầu Chú bật ra ý nghĩ nếu cứ để vườn tạp như trước thì thu hoạch chả là bao, mạnh dạn phá vườn tạp để làm thành vườn sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

​       Từng lô đất đai, chú đều trồng một loại cây, theo một quy hoạch nhất định. Nào nhãn tiêu, hồng xiêm, mận, chôm chôm và hàng trăm gốc thanh long, ngoài ra còn nhiều chuối, dừa... trong vườn. Dọc bờ mương, chú còn tròng nhiều loại cây làm phân xanh.

​       Khu chăn nuôi được chú xây dựng riêng, chủ yếu nuôi heo và bò sữa.
Vì phải cải tạo vườn tạp để biến thành vườn cây có giá trị kinh tế cao, nên trong dăm năm trở lại đây, chú mới bắt đầu có thu hoạch. Hằng năm, chú đã thi lợi từ 50-70 triệu đồng. Theo chú, khoảng vài năm sau nữa, thu hoạch 100 triệu đồng/năm là chuyện bình thường.


​       Gần đây, Công ty du lịch Tiền Giang đã đặt điểm du lịch miệt vườn tại công vườn nhà chú và hằng năm đã đón hàng chục ngàn khách trong đó có nhiều khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng, gọi là điểm du lịch “Thới Sơn Ba”.

​       Tuy vậy, chú Năm vẫn chưa bằng lòng với miệt vườn của mình. Theo chú, trồng nhãn vẫn có thu hoạch cao nhất, vì mỗi kg nhãn tiêu thường từ 10-15.000 đồng, có cây đạt đến 200kg/năm hoặc cao hơn, nhãn trồng ra quả nhanh, lại thu hoạch gọn; thứ mới đến thanh long, là loại cây trồng đơn giản, ít sâu bệnh, chỉ sau 2 năm có quả, lại đang rất được giá, nhu cầu cho các khách sạn và xuất khẩu vô cùng lớn.

​       Bỗng chú trầm tư hẳn, nói như nhỏ lại: “Nghe nói ngoài Bắc có giống vải thiều quý lắm, tôi mơ ước một ngày gần đây, có nhà nông học, các nhà di truyền lai được giống, đưa vào đây trồng thì quý giá quá hà...”.

​       Tạm biệt miệt vườn chú Năm Chánh, tôi ra về lòng xốn xang về một mô hình kinh tế vườn giàu sức sống. Mô hình miệt vườn của chú Năm Chánh đã và đang được nhiều địa phương trong vùng đồng bằng Nam bộ nhân lên, để hoa trái miền Nam không chỉ tiêu thụ trong nội địa mà còn vươn ra thị trường thế giới.
 
LÊ HOÀNG YẾN
Thông tin khác:
Tình yêu với công việc dịch văn học (10/06/2017)
Chuyện của những chàng trai cắm hoa nhà thờ (08/06/2017)
Nhạc sĩ Thuận Yến “Cuộc chia tay hoàn hôn mỹ mãn” (05/06/2017)
Người khai sáng Công đồng Vantican II (02/06/2017)
Trong lòng người Việt, Đức Hồng Y Thuận đã là một vị thánh (02/06/2017)
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sống trọn đời như một sĩ phu yêu nước (01/06/2017)
Hai trẻ thánh ở Fatima (24/05/2017)
Một linh mục Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Kỷ lục thế giới (22/05/2017)
Người đi đường khó... (22/05/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log