Suy niệm Lời Chúa
Một thầy Rabbi già bệnh nằm liệt giường. Các môn đệ của ông thì thầm nói chuyện bên giường ông. Họ đang ca tụng các nhân đức vô song của thầy mình. Một người trong bọn nói : “Từ thời Salômon đến nay, chưa có ai khôn ngoan như thầy.” Một người khác nói :” Ồ, đức tin của thầy ngang ngửa với đức tin của tổ phụ Abraham.” Người thứ ba nói : “Chắc chắn sự kiên nhẫn cửa thầy không thua sự kiên nhẫn của ông Gióp.” Người thứ tư chiêm vào : “Nói chuyện thân mật với Thiên Chúa chỉ có thể có Môsê và thầy thôi.”
Vị Rabbi tỏ ra bồn chồn. Khi các môn đệ đã ra về hết, vợ ông mới hỏi : “ông có nghe họ ca tụng ông không?” “Có”. “Thế tại sao ông tỏ ra bực dọc như thế?” vợ ông hỏi. “Sự khiêm tốn của tôi”, vị Rabbi than phiền, “không có ai nhắc đến sự khiêm tốn của tôi cả”.
Sau khi Đức Giêsu loan báo lần thứ hai về cuộc thương khó của Người, giữa các Tông đồ bắt đầu xảy ra tranh cãi, xem ai là người lớn nhất. Nhân dịp này, Đức Giêsu đã ban cho các ông lời huấn dụ: điều kiện để đứng đầu trong nước Thiên Chúa
Đức Giêsu dạy các môn đệ về sự khiêm nhượng.
Để làm thí dụ cụ thể về bài họ khiêm nhường, Chúa Giêsu đã đặt một em nhỏ làm điển hình.
“Ai đón tiếp em nhỏ này…” Trẻ nhỏ: ở đây không có ý lấy kiểu mẫu về sự vô tội, đơn sơ nhưng muốn lấy làm điển hình của cái không quan trọng, không đáng kể, không cần lưu ý. Vì thế, trẻ nhỏ ở đây gợi lên ý nghĩa của những người bị bỏ rơi, bị khinh bỉ như những kẻ nghèo khó tàn tật, què quặt, đui mù và hết những ai không có gì trả lại. Đồng thời gợi lên ý nghĩa thiêng liêng là những kẻ tội lỗi hoặc yếu đuối đức tin.
Là đón tiếp chính Thầy: Chúa Giêsu muốn đồng hóa với trẻ nhỏ, với kẻ nghèo hèn, nghĩa là đón tiếp cách vô vị lợi: chỉ vì lòng mến muốn thực thi
“Bên cạnh” là chỗ danh dự mà Chúa sẽ dành cho những người bé mọn nhất ở trần gian này trong Thiên Quốc. Ở đời mấy ai thích phục vụ, chỉ thấy người thích được phục vụ. Nhưng đối với Chúa những ai phục vụ thì được Người thương mến và cất nhắt lên cao vì: “ai tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên”
Lời dạy của Chúa phù hợp cho tất cả mọi người: từ nhà cầm quyền cho đến thường dân. Phục vụ là hạnh phúc. Một người được bầu lên làm nhà lãnh đạo thì người dân mong ước gì ở ông ta? Chẳng phải mong rằng ông ta sẽ là người biết lo cho dân cho nước sao (nghĩa là một con người biết phục vụ). Còn người dân thì khỏi phải nói: phải phục tùng vị lãnh đạo của mình. Có thế thì mới hình thành một xã hội tốt đẹp, có trật tự và bình yên. Đối với Giáo Hội thì sao? Giáo Hội là một tổ chức có cơ cấu phẩm trật, nghĩa là có trên có dưới , có lớn có nhỏ. Nhưng mọi người phải phục vụ nhau thì Giáo Hội mới phát triển được. Người dưới biết vâng lời bề trên, bề trên biết lo cho cộng đoàn có thế thì Hội Thánh mới có hạnh phúc, có thế thì Hội Thánh chính là Thiên Đàng ở chốn trần gian .
Bài học áp dụng
Phục vụ trong yêu thương và khiêm nhượng. Khi ta biết phục vụ là khi ta tìm thấy hạnh phúc đích thực.