Suy niệm
Ai cũng có một quê hương. Nhìn quê hương điêu tàn dưới gót giày ngoại xâm. Chúa Giê-su đã thổn thức và khóc than. Ngài khóc bởi sự mê muội không chịu đổi thay. Ngài khóc bởi sự sôi sục bên trong, sự mục rửa nát tan nhưng bên ngoài tưởng chừng bình an, nguy nga tráng lệ.
Không được ngủ yên nhưng luôn phải chiến đấu. Giê-ru-sa-lem bình yên tráng lệ nhưng không phải trường cửu. Nó có biết ngày tàn của nó không ?
Cuộc hành trình lên Giê-ru-sa-lem đã hoàn tất. Đích điểm đã đến.
Đức Giê-su khóc thương … Những giọt nước mắt chảy dài trên gò má, đôi mắt đỏ hoe, đôi môi mấp máy đầy cảm động. Quê hương ơi ! Tổ quốc ơi ! Tại sao ngươi lại mê muội thế ư ! Ngày tàn đã đến, ngươi có biết không ? Đức Giê-su không chỉ khóc than Thành thánh đứng trước sự suy tàn, mà còn nghĩ đến thân phận mình : Tại sao người ta không nhận ra mình mà chống lại mình ?!
Phải chi ngày hôm nay người ta nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi: Đó là lời chúc của thánh vịnh. Đó cũng là tên gọi của Giê-ru-sa-lem : thành bình an.
Nhưng hiện giờ mắt ngươi không thấy được. Ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm. Còn lời nào cảm kích hơn thế nữa ư ? Tiếc quá ! Phải chăng lời đó cũng đang ngỏ với tôi ? Tôi có nghe và nhận ra không ? Nếu tôi đã nhận ra thì chần chừ gì nữa ! Đứng dậy và lên đường. Hãy đem bình an và nụ cười đến cho anh em. Hãy khích lệ nhau và cảm thông cùng nhau.
“Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi”. Lời này nhắc nhở mỗi người chúng ta nhận biết tiếng Chúa nói với chúng ta suốt ngày qua nhiều cách thế và nhiều dịp khác nhau. Chúng ta xin Chúa cho ta được tâm hồn nhạy bén trước mọi sự việc để có thể nhận ra được thánh ý Chúa qua từng sự việc. Chúa đã khóc thương thành Giê-ru-sa-lem. Hôm nay, Ngài cũng đang thương khóc tôi. Bởi vì tôi cứ bám chặt với cái tôi ích kỉ mà lên án người này, ghen ghét kẻ khác mà không để Chúa chữa lành.
Câu chuyện minh họa : Vâng theo ý Chúa.
Johannes Sebastian Bach là một nhạc sĩ Công giáo lừng danh người Đức. Khi về già bị bệnh và nhường như mù lòa. Có người đề nghị ông mổ mắt. Ông nhận lời. Sau 4 ngày, bác sĩ mở băng ra, nhạc sĩ trả lời :
- Xin vâng ý Chúa, tôi vẫn chẳng trông thấy gì cả. Và ông nói với thân nhân rằng :Xin mọi người hãy hát lên cho tôi bản nhạc mà tôi thích nhất, đó là bài : “Những điều Chúa làm, Ngài đều biết rõ”.
Bài học áp dụng
Tập nhìn mọi sự việc diễn ra trong ngày theo một cái nhìn đức tin, theo một nghĩa tích cực.
Ý tưởng đẹp :
Cái nhìn của bậc thánh nhân đã nhận ra những điều mà người phàm không bao giờ thấy được.