Đường vành đai 3 Hà Nội (ký hiệu toàn tuyến là CT.20), là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của thủ đô Hà Nội. |
Theo chiều kim đồng hồ, đường vành đai 1 chạy từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam, toàn bộ đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân. Khu vực Hà Nội phía trong đường vành đai 1 được xác định là khu vực bảo tồn và hạn chế phát triển, được chia một cách không chính thức thành khu phố cổ và khu phố cũ.
Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km, chạy qua địa bàn các quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh, chạy qua các điểm khống chế sau: cầu Vĩnh Tuy - đường Minh Khai - đường Đại La – Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - đường Bưởi - đường Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp - đường Trường Sa - cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - đường Nguyễn Văn Linh - đường Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy. Vùng di sản 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nằm trọn trong vành đai 2.
Đường vành đai 3 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm. Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Hiện đường cao tốc trên cao đoạn từ phía Nam cầu Thanh Trì đến cuối đường Phạm Văn Đồng (cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành và trong giai đoạn 2016-2020 sẽ làm tiếp đường cao tốc trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long. Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là Thăng Long, Thanh Trì và Phù Đổng.