aNgành công nghiệp săn bắt cá voi gây tranh cãi của người Nhật. Ảnh: CTV |
Tìm hiểu Thông điệp “Mỗi năm có hàng ngàn loại thực vật và động vật biến mất mà chúng ta không có thể biết chúng nữa, các con cháu chúng ta không thể thấy chúng nữa, chúng biến mất vĩnh viễn” (33). Không những chúng là những “tài nguyên” có thể khai thác được, nhưng còn có giá trị tự mình. Trong viễn tượng đó “thật là đáng ca ngợi và ngưỡng mộ những cố gắng của các nhà khoa học và kỹ thuật tìm cách giải quyết các vấn đề do con người gây ra”, nhưng sự can thiệp của con người, khi nó nhắm phục vụ cho tài chánh và sự tiêu thụ, thì “làm cho trái đất nơi chúng ta sinh sống bớt phong phú và tươi đẹp hơn, ngày càng giới hạn và u ám hơn” (34).
“...Các đại dương không những chứa đựng một phần lớn lượng nước của hành tinh, nhưng có cả một phần lớn sinh vật thật đa dạng, trong số đó chúng ta chưa biết được nhiều và chúng đang bị hăm dọa vì nhiều lý do. Mặt khác, cuộc sống trên sông, ao hồ, biển cả và đại dương, chu cấp lương thực cho phần lớn dân số trên trái đất, sẽ bị tai họa do việc đánh bắt cá không bị kiểm soát, tạo nên việc sa sút nhiều giống loài. Thêm nữa người ta đang phát triển nhiều cách đánh bắt cá có chọn lọc, tàn phá một phần lớn giống loài bị bắt. Đặc biệt, các sinh vật biển gặp nguy hiểm mà chúng ta không suy nghĩ đến, như một số sinh vật nổi được biết đến, tạo nên những thành phần quan trọng cho chuỗi lương thực biển khơi và thuộc về những loài phục vụ lương thực cho chúng ta”.(40)
Minh họa và bình luận - Báo Thanh Niên 22/6/2015: Sông “chết” bao vây Hà Nội (btv Hà An): Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô (điểm đầu ở Q. Bắc Từ Liêm, điểm cuối tại H. Phú Xuyên), nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông. Tôm cá chết trắng, người mang bệnh: Tại đây, có những thời điểm lòng sông gần như cạn khô, xác các loài động vật trương phình, thối rữa, bốc mùi cực kỳ khó chịu...
Không riêng sông Nhuệ, những người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, đoạn chảy qua hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, nhiều năm phải “chống chọi” với cảnh ô nhiễm của dòng sông. Thậm chí dòng sông hiện nay trông chẳng khác nào một hồ chứa nước thải mà chẳng còn loài sinh vật nào có thể sống được.
- Dùng kỹ thuật hiện đại để khai thác triệt để, hủy diệt triệt để. Ngày xưa con người đốn gỗ một sào rừng phải mất một tuần ngày nay với máy cưa, máy ủi một tuần phá hàng trăm mẫu rừng. Ngày xưa câu cá một ngày bắt được dăm ba con, ngày nay “chích điện” cá chết hàng loạt, cá lớn cá bé, cá mẹ cá con chết hết.
- Nhật Bản lấy lý do nghiên cứu khoa học, dùng tầu hiện đại, súng hiện đại cả rađa rà cá voi, săn bắt nhiều đến nỗi cá voi sắp tiệt chủng. Nghiên cứu khoa học chả thấy gì chỉ thấy món suchi cá voi đắt hàng hơn “tôm tươi”. Không hiểu tại sao các “nước lớn” trên thế giới không can thiệp chỉ có tổ chức “Hòa Bình Xanh” ra công văn phản đối nhưng không hiệu quả, Nhật vẫn “phớt lờ”.
- Vụ cháy rừng Amazone thuộc châu Mỹ La tinh, cháy rừng tại Indonesia mới đây thiêu rụi hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh, gây biến đổi khí hậu do khí Oxy thiếu hụt. Rừng mất nhưng nhiều sinh vật, động vật đồng thời bị hủy hoại dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt như hậu quả của việc xả thải, do hóa chất từ việc khai thác dầu. Ảnh hưởng của nguồn rác thải xuống biển, chai nhựa, nylon, cặn dầu... khiến nhiều loại thủy sinh vật, san hô không phát triển được. Các loài cá biển thiếu oxy trong nước biển, bị thoái hóa, ngộp chết...
Lời kêu gọi từ thông điệp Laudato Si’ cũng là lời kêu cứu của mọi sinh vật trên trái đất. Con người được Thiên Chúa trao làm chủ mọi loài chim trời cá biển và mọi loài sinh vật cần đồng tâm cứu lấy ngôi nhà chung của chúng ta.