Tin tức - Hoạt động

Chiêm ngưỡng hoa Anh Đào Nhật tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn

Cập nhật lúc 15:42 20/03/2024
Thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ không những là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa mà còn có 18 địa điểm nổi tiếng gồm các Bảo tàng viện, Phòng triển lãm nghệ thuật, Vườn bách thảo, Đài tưởng niệm Tổng thống và các cuộc chiến tranh thế giới, Mỗi năm nơi đây thu hút 19 triệu người đến tham quan, nhất là vào dịp Lễ hội hoa Anh Đào hàng năm. 
Kỳ này theo cơ quan Công viên Quốc gia thông báo, hoa nở rộ vào ngày 23 - 26/03/2024, và sẽ kéo dài đến giữa tháng 4 dương lịch, đây là thời điểm đông đảo hấp dẫn du khách nhất.Hàn Quốc, Việt Nam, nơi quy tụ 176 tòa Đại sứ các Quốc gia. 
 


Mùa hoa anh đào ở Washington thường thay đổi theo từng năm nhưng vẫn thường tập trung từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5.
Mùa hoa anh đào ở Washington thường thay đổi theo từng năm nhưng vẫn thường tập trung từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5.
Theo thông lệ lâu nay, nhiều khách du lịch khắp nơi trên Thế giới đã đổ về thủ đô của Hoa Kỳ, để chiêm ngưỡng hoa Anh Đào Nhật Bản nở rộ khoe sắc nơi đất Mỹ, cùng tham dự chương trình lễ hội kéo dài nhiều ngày tại đây.
Sau những ngày tháng làm ăn vất vả trong cuộc sống đầy khó khăn, nhưng đã đến lúc người dân luôn hướng tới tương lai tươi đẹp, nên những dịp lễ Tết vừa qua, dân chúng đã tiêu dùng sắm sửa nhiều hơn mọi khi. Trong sinh hoạt đời thường có tín hiệu cho biết nền kinh tế đang hồi phục, nhất là tại vùng thủ đô nước Mỹ, có phải vì vậy mà hoa Anh Đào năm nay dường như nở đẹp hơn, khiến cho nhiều đoàn thể cũng như gia đình mau chóng đến thưởng ngoạn kịp thời điểm, vì hoa chỉ nở rộ rất đẹp khoảng hai, ba tuần là rơi rụng. Thông thường khi mới nở, hoa Anh Đào có sắc hồng, sau đó sẽ nhạt dần và...cuốn theo chiều gió, bay lả tả xuống mặt hồ nước trong xanh.

I. Đôi nét lai lịch hoa Anh Đào
 
Lễ hội hoa anh đào Washington D.C. thu hút hàng triệu lượt du khách tham dự.
Lễ hội hoa anh đào Washington D.C. thu hút hàng triệu lượt du khách tham dự.
Hoa Anh Đào mọc ở thiên nhiên nhiều nơi trên thế giới, nhất là vùng đất khí hậu mát lạnh có sương mù bao phủ. Đặc biệt ở Nhật Bản nhiều hơn cả, có tới 50 giống và vì thế Nhật Bản đã lấy hoa Anh Đào làm Quốc hoa.
Quê hương Việt Nam ở những vùng đất khí hậu lạnh như Sa Pa, Đà Lạt và Hà Nội cũng có nhiều hoa Anh Đào. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán tại miền Trung và miền Nam có hoa Mai vàng rực rỡ. Thì tại miền Bắc, hoa Đào cũng khoe sắc vào dịp này. Sau những tháng ngày mùa đông giá lạnh, thì mùa xuân ấm áp trở về, nên có cả một làng Nhật Tân chuyên trồng hoa Đào cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và nhiều nơi trong nước mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Nói tới hoa Đào, người dân Việt luôn nhớ đến chiến công lịch sử oai hùng của Hoàng đế Quang Trung (1752-1792) phá tan 20 vạn quân Thanh vào năm Kỷ Dậu (1789). Ngài liền sai quân lính đem một cành Đào đẹp nhất Bắc Hà về kinh đô Phú Xuân tặng hoàng hậu Lê Ngọc Hân cùng báo tin chiến thắng.
Hoa Đào còn được dân tộc Việt ưa chuộng từ thời xa xưa, gắn liền với bao tình tự yêu thương non nước, trải qua nhiều triều đại vua chúa cho đến nếp sống dân dã.
Tưởng cũng nên nhắc lại tại Việt Nam, các nhà Nho xưa cũng thích hoa Đào và thường đem vào văn chương như là một biểu tượng của tình yêu, trong Truyện Kiều mô tả tình cảnh khi Kim Trọng trở lại tìm Thúy Kiều đã không còn ở nơi cũ nữa. Cụ Nguyễn Du (1766-1820) đã bày tỏ:    “Trước sau nào thấy bóng người
Hoa Đào năm ngoái còn cười gió đông...”
Và xin thưởng thức bài hát “Mùa Hoa Anh Đào” của Nhạc sĩ Phạm Đức Thành có những câu đầy thú vị như sau:
“Mùa xuân sang có hoa Anh Đào - Màu hoa tôi trót yêu từ lâu 
Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa Anh Đào - Mình nói chuyện ngày sau...”
II. Quá trình trồng hoa Anh Đào tại Washington D.C.
Bà Elize Ruhcmal Schidmore (1856 - 1928) là một nhà báo làm việc tại Washington DC. Có người anh làm quan chức Lãnh sự Mỹ tại Nhật Bản, sau chuyến đi thăm người Anh năm 1885 về, thấy hoa Anh Đào đẹp và thích hợp với khí hậu ở Hoa Thịnh Đốn, bà đã đề nghị với ông Tổng Giám thị Cộng thự và Đất đai công cộng cho trồng loại cây này dọc theo bờ sông Potomac, nhưng trong suốt 24 năm đã nhắc đi, nhắc lại vẫn không có kết quả. Năm 1909 bà tự quyết định gây quỹ để mua cây hoa Anh Đào về và hiến cho Thủ đô, đồng thời bà gửi cho phu nhân Tổng thống Helen Herron Taft đương nhiệm, một lá thư phác họa kế hoạch trồng hoa Anh Đào của mình. Vị phu nhân đã từng sống ở Nhật nên biết rõ vẻ đẹp của hoa Anh Đào, đã nhiệt tình ủng hộ sáng kiến này.
Khi biết được sự ủng hộ trồng cây hoa Anh Đào của vị Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, ông Lãnh sự Nhật đã hỏi ý kiến xin Bà chấp nhận 2.000 cây Hoa do nước Nhật tặng để trồng ở khu Speedway và phu nhân đã chấp nhận.
Ngày 30/4/1909 Đại sứ Nhật Bản thông báo cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biết Thị trưởng Thành phố Tôkyô sẽ tặng cây hoa Anh Đào để trồng dọc theo sông Potomac.
Ngày 6 tháng Giêng 1910, số 2.000 cây hoa Anh Đào đã đến Washington D.C., nhưng tới ngày đem đi trồng thì mọi người rất đau lòng khi khám phá ra rằng cây hoa Anh Đào còn non, rễ quá ngắn lại bị nhiễm trùng sâu bệnh nên không thể trồng được.
Ngày 28/01/1910 vị Tổng thống thứ 27 của Hoa Kỳ William Howard Taft (1857 - 1930) ra lệnh đốt hết số cây hoa Anh Đào trên. Sứ quán Nhật đã bày tỏ sự ân hận về việc đáng tiếc này.
Một thời gian sau người Nhật lại gửi số cây hoa Anh Đào mới, to và già hơn, đưa số lượng tăng lên đến 3.020 cây với 12 loại khác nhau, giống cây này mới bám rễ được trên đất của thủ đô nước Mỹ. Ngày 14/2/1912 các cây hoa được đưa xuống tàu từ Yokohama chuyển tới Seatle, sau đó được vận chuyển tới Washington D.C. vào ngày 26/3/1912 bằng đường bộ.
Kết thúc việc bàn giao vào ngày 27/3/1912. Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Taft và bà Tử tước Nhật Chinda đã trồng hai cây hoa Anh Đào đầu tiên trên bờ phía bắc của Tidal Basin, hai cây hoa này ngày nay vẫn còn sống. Sau buổi lễ, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ trao tặng cho Tử tước vợ của Đại sứ Nhật một bó hoa hồng “American Beauty” nói lên lòng biết ơn nhân dân Nhật Bản.
Người Nhật Bản có truyền thống mở hội hoa Anh Đào đã lâu đời, từ thế kỷ VII. Nhưng mãi tới mùa xuân năm 1934 người Mỹ mới bắt chước dân Nhật mở hội ngắm hoa Anh Đào và gọi là National Cherry Bloom Festival mang tính chất vui chơi, thời gian kéo dài trong khoảng 2 tuần lễ với sự tham dự của rất nhiều người từ các tiểu bang và ngoại quốc về, họ được đi thăm các Viện Bảo tàng, vườn hoa, Danh lam thắng cảnh ở Thủ đô, đặc biệt là chương trình diễu hành của lễ hội.
Tất cả mọi người đến đây có thể cắm trại ngủ đêm và thưởng thức những món ăn, thức uống ngon, lạ từ nhiều nơi quy tụ về, cùng tham gia những trò vui chơi như bơi thuyền, cưỡi ngựa, đi xe máy, đạp xe đạp ngắm cảnh, đi bộ dưới hàng cây rợp hoa Anh Đào v...v... rất bổ ích, thư giãn, mà còn làm cho mọi người hiểu hơn về tính đa văn hóa của người Mỹ qua những cuộc diễu hành biều dương văn hóa của các sắc dân tứ xứ.
Với thời gian từ 3.020 cây hoa Anh Đào đầu tiên được trồng trên nước Mỹ, đã được săn sóc đặc biệt thường xuyên và còn chiết thành 3800 cây, đem trồng dọc theo hai bờ sông Potomac và xung quanh hồ Tidal Basin, đã là vật quý thiên nhiên của Nhật Bản được ông Yukoi Thị trưởng Tokyô dành tặng cho người dân nước Mỹ, đã trở thành sự giao duyên văn hóa giữa người phương Đông với bạn phương Tây. 

lll. Đến thăm cảnh mới - nhớ người xưa chốn cũ  
Ngày nay theo chân đoàn du lịch đi dọc những con đường bên bờ hồ, cạnh sông Potomac ngập sắc trắng hồng của loài hoa tuyệt đẹp, ngắm nhìn cành hoa lung lay trước gió, nhiều người chắc không thể quên được bài “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên, khởi đầu bằng một câu rất gợi cảm: “ Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi...”
Đến tham quan cảnh đẹp nơi Thủ đô Washington D.C. Thấy hoa Anh Đào xứ người đong đưa trước gió như vẫy chào mọi người trong mùa lễ hội, ta lại nhớ tới Việt Nam, cầu mong khi hoa Đào nở rộ biểu hiện cho những ước vọng tốt đẹp, thì hạnh phúc bền lâu sẽ đến cùng quê hương thân yêu luôn mãi... 
Vinhsơn Vũ Đình Đường
Thông tin khác:
Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc cho mọi người (20/03/2024)
Xây dựng môi trường văn hóa là việc làm sống còn với cơ quan báo chí (17/03/2024)
Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất, lan tỏa thông điệp "Tiết kiệm điện - Thành thói quen" (17/03/2024)
Chủ đề Năm Du lịch Quốc gia 2024 xây dựng trên âm hưởng hào hùng chiến thắng Điện Biên Phủ (17/03/2024)
Sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam (14/03/2024)
Năm Thìn trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam (27/02/2024)
Đoàn kết, sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2024 (27/02/2024)
Thế giới tuần qua: Nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề (25/02/2024)
Hội Lim 2024 để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng du khách (22/02/2024)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log