Tin tức - Hoạt động

Điện Biên: Những mô hình hay giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Cập nhật lúc 11:43 30/10/2023
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên đang khẳng định hiệu quả, góp phần làm chuyển biến tích cực cuộc sống của người dân.
Anh Vàng A Chua bản Tìa Mùng (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) cho biết: Trước đây, gia đình anh chỉ trồng ngô, lúa trên nương. Gia đình muốn phát triển chăn nuôi trâu bò sinh sản song chưa thể thực hiện vì không có vốn. Năm 2020, Hội Nông dân huyện triển khai dự án hỗ trợ sản xuất, anh đã đăng ký tham gia và là 1 trong 6 hộ được lựa chọn thực hiện dự án. Thực hiện dự án, ngoài hỗ trợ tiền để mua con giống, Hội Nông dân huyện, xã hướng dẫn dựng chuồng trại kiên cố; tích trữ rơm rạ và trồng thêm cỏ voi làm thức ăn cho bò. Ðến nay anh  Vàng A Chua đã trả hết nợ và có đàn bò 10 con. Từ năm 2022, anh bắt đầu xuất bán bò, nhờ đó mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng.

Từ Quỹ hỗ trợ nông dân, năm 2020 xã Noong U được Hội Nông dân huyện phân bổ gần 200 triệu đồng triển khai dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi cho 6 hộ dân. Ðến nay, 100% hộ đã hoàn vốn lại cho Hội Nông dân. Ðồng thời, 6/6 hộ đã phát triển đàn gia súc theo hướng gia trại với tổng đàn đạt 8 - 12 con/hộ. Hiện nay, UBND xã đang tiếp tục rà soát và triển khai dự án đối với 6 hộ dân khác.
 
Từ năm 2018 đến nay, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, huyện Ðiện Biên Ðông đã triển khai 11 dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc với tổng nguồn vốn gần 3 tỷ đồng. 100% mô hình, dự án đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hội viên có việc làm ổn định, từng bước giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Song song hỗ trợ vốn ưu đãi, những năm qua, huyện Ðiện Biên Ðông đã lồng ghép triển khai hiệu quả các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh như: Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn của tỉnh.
 
Tại huyện Mường Ảng, địa bàn có 15 anh em dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm trên 30%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình), Mường Ảng đã vận động các nguồn lực, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Trong đó huyện tập trung hỗ trợ cho người dân đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như chăn nuôi, gia súc, gia cầm, thủy cầm...,người dân sẽ được hỗ trợ về con giống, đào tạo nghề về nông lâm nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, đã có những gia đình mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế gia đình như gia đình anh Lò Văn Tiên, ở bản Huổi Sứa, xã Háng Cang. Trước kia, gia đình anh Tiên là hộ nghèo của xã, trong diện được hỗ trợ kinh phí làm nhà ở từ nguồn kinh phí của Chương trình. Khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho hộ nghèo, bên cạnh đó anh học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn do xã tổ chức về phát triển kinh tế gia đình, anh Tiên đã mạnh dạn đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với phương châm sản xuất cái thị trường cần, sản xuất phù hợp với điều kiện địa hình, anh vừa nuôi cá, anh vừa nuôi thêm gà, vịt để luôn có nguồn thu, Đến năm 2021, gia đình anh Tiên đã thoát nghèo, thu nhập được 80 triệu đồng/năm từ mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá thương phẩm.
Nuôi cá lồng của hộ dân tộc thiểu số tại bản Mánh Đanh, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng
Nuôi cá lồng của hộ dân tộc thiểu số tại bản Mánh Đanh, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng

Tại xã Ẳng Cang với lợi thế vùng lòng hồ rộng trên 30ha của hồ thủy điện Ẳng Cang, UBND huyện Mường Ảng đã định hướng phát triển nơi đây thành vùng chăn nuôi thủy hải sản theo hướng sản xuất hàng hóa và mô hình nuôi cá lồng, thay thế cho sản xuất nông nghiệp, vì phần lớn đất canh tác sản xuất của người dân là phát triển kinh tế trên diện tích lòng hồ. Để giúp bà con nông dân ở đây có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, huyện Mường Ảng đã cho bà con tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lồng tại tỉnh Sơn La. Đến tháng 5/2023, huyện Mường Ảng đã tổ chức nuôi cá lồng cho bản Mánh Đanh, thành lập Hợp tác xã nuôi cá lồng với 40 thành viên tham gia.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số của huyện Mường Ảng đang có nhiều chuyển biến tích cực. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai các chương trình an sinh xã hội, đặc biệt là các chương trình sinh kế, hỗ trợ về con giống, vật nuôi cho bà con, định hướng cho bà con phát triển sản xuất.
 
 
A V
Thông tin khác:
Báo cáo Quốc hội Kết quả giám sát việc triển khai các nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia (30/10/2023)
Chung kết Ngày hội Anh tài 2023: Nơi tài năng được thể hiện (29/10/2023)
Bắc Giang bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc thiểu số (29/10/2023)
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô (27/10/2023)
Bảo vệ môi trường lễ hội: Trách nhiệm và văn hóa (27/10/2023)
Lan tỏa mô hình về an ninh trật tự (27/10/2023)
Đề cương tuyên truyền Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (27/10/2023)
Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam thăm, làm việc tại Hoa Kỳ (27/10/2023)
Lai Châu thực hiện vượt định mức giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (27/10/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log