Tham dự Đại hội có ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc; thường trực lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, HĐND, Ủy ban Mặt trận Trung ương tổ chức tỉnh Đồng Nai.
Đặc biệt, Đại hội có sự góp mặt của 250 đại biểu đại diện cho gần 200 nghìn đồng bào DTTS dân sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh.
Bộ trưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh (bên phải) tặng hoa chúc mừng Đại hội |
Tại Đại hội, ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội đã phát biểu Khai mạc, nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV năm 2024. Theo đó, với Chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội nhằm đánh giá, tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024; Tôn vinh, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; thảo luận thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024-2029; Thông qua Quyết tâm thư của Đại hội.
Đồng Nai có trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số khoảng 3,2 triệu người, trong đó đồng bào DTTS có 198.784 người, chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các DTTS của tỉnh có truyền thống gắn bó, đoàn kết lâu đời, không có sự phân biệt giữa các dân tộc; đồng bào sống rải rác, xen kẽ; tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ trên địa bàn các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom và thành phố Long Khánh. Mỗi dân tộc đều có văn hóa truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội... tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng.
Thanh thiếu niên dân tộc Chơro, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất biểu diễn văn nghệ tại đại hội |
Trong 5 năm qua, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thông qua các dự án như: 3 Chương trình MTQG (Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025), chương trình khuyến nông, khuyến công… Nhờ vậy, đồng bào DTTS kịp thời được hỗ trợ phương tiện, phương thức để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc tiếp tục được nâng lên. Đến nay, 100% xã, ấp có hệ thống đài truyền thanh; 100% các hộ đồng bào DTTS đều có phương tiện nghe nhìn; phong trào văn hóa - văn nghệ trong Nhân dân phát triển thông qua các hội thi, hội diễn văn nghệ được tổ chức đã có tác động tốt trong gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc của tỉnh…
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện thường xuyên và mang lại kết quả thiết thực. Lễ, Tết truyền thống của đồng bào DTTS được tổ chức định kỳ, thường xuyên. Các cấp, các ngành của tỉnh cũng quan tâm đến thăm và chúc mừng đồng bào, qua đó đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tỷ lệ con em đồng bào DTTS đến các cấp học ngày càng nhiều. Sinh viên người DTTS theo học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, các trường dạy nghề ngày càng tăng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng đồng bào DTTS. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên cao.
Tỉnh Đồng Nai xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Đến năm 2029, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm vùng đồng bào DTTS là 0,3% hộ nghèo DTTS/tổng số hộ DTTS (theo chuẩn nghèo của tỉnh), giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống, mức thu nhập giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân người DTTS bằng 1/2 bình quân chung cả tỉnh. Trên 85% hộ DTTS sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn; 100% hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng điện lưới quốc gia; phấn đấu 100% hộ đồng bào DTTS có nhà ở ổn định.
Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút 5 - 10% lao động sang làm việc các ngành, nghề: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Đồng thời, phấn đấu có 90% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa; 100% số xã, ấp vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân…/.