Lịch sử hình thành và phát triển Với sự hình thành của các giáo họ đa phần là những người lương dân như Phụng Lộc (nay là họ Eo Khang) (1921), Hoành Suối (1922), Mỹ Phong, Hoàng Thôn, Đô Trình (1923), Hà Sen (1926, nay là họ Sở Tại), Đô Xá, và Phú Mỹ (1930) đã tạo nên những bước tiền đề cho việc thành lập giáo xứ Hà Nhuận.
Năm 1934, Bề trên giáo phận quyết định thành lập giáo xứ Hà Nhuận với 8 giáo họ, trong đó có 6 giáo họ được cắt từ giáo xứ Cổ Định là: Phụng Lộc (Eo Khang), Hoành Suối, Đô Trình, Hà Sen (sở tại), Đô Xá, và Phú Mỹ (ấp bà Phán Trạch) và 2 họ chưa thuộc về xứ nào là: Mỹ Phong và Hoàng Thôn. Cha Trần Thiện Căn được bổ nhiệm làm chính xứ đầu tiên. Cha đã lấy họ Hà Sen làm nơi để xây dựng ngôi thánh đường của giáo xứ. Nhưng đất đai lúc này chưa có nên ông Hà Quang Ớt đã dâng cúng một khu vườn. Trên khu vườn này, cha đã cho xây dựng ngôi nhà thờ nhỏ làm bằng tranh, tre tạm thời làm nơi cầu nguyện, cử hành thánh lễ cho giáo dân. Sau đó, cha mua thêm một khu đất với diện tích khoảng 6 sào để mở rộng khu vực nhà xứ, và phục vụ cho những hoạt động về sau.
Năm 1935, cha tiến hành xây dựng lại nhà thờ và khu vực nhà xứ. Năm 1936, toàn bộ công trình được hoàn thành. Bên cạnh đó, cha chú trọng việc củng cố đời sống đức tin cho giáo dân và truyền giảng Tin Mừng cho dân ngoại (các thôn làng lân cận).
Năm 1940, giáo xứ Hà Nhuận có thêm các giáo họ mới là: Cầu Liên, Đạt Thành, Sơn Phú, Nhật Quả, Trường Trung và Trạm Lộ với tổng số người tòng giáo khoảng 1.000 người. Cũng trong năm 1940, sau khi cha Căn đổi xứ, Bề trên giáo phận bài sai cha Nghiêm về coi sóc. Trong thời gian cha Căn quản xứ có một sự kiện đáng buồn xảy ra vụ đốt phá nhà thờ họ Hà Sen (do Cai Quỳnh tổ chức năm 1932).
Năm 1948, đông đảo các thành phần trong xứ tham gia phong trào Liên đoàn Công giáo. Đến năm 1952, phong trào bị tan vỡ, nhiều người bị bắt, bị tra tấn và bị tù đày. Ngày 20/4/1952, ngôi thánh đường và khu vực nhà xứ bị bom đạn phá hỏng gần như hoàn toàn. Sau đó, ngôi thánh đường được sửa lại tạm thời, lợp bằng tranh và lá cọ. Năm 1954, giáo xứ có 6 gia đình với tổng số 33 nhân khẩu, di cư vào miền Nam.
Từ năm 1954-1955, giáo xứ không có cha quản xứ. Đến thời điểm này, giáo dân bỏ đạo rất nhiều. Có giáo họ không còn ai theo đạo như: Hoàng Thôn, Cầu Liên, Đạt Thành, Sơn Phú, Dương Trung, Phú Hào, Trạm Lộ và Nhật Của. Một số giáo họ, giáo dân giữ đạo còn 2/3 hoặc chỉ còn một số ít gia đình như: Phú Mỹ, Mỹ Phong, Đô Trình và Hà Sen.
Năm 1959, eha Vicente Bùi Trương Ngũ tạo mọi điều kiện để sửa chữa ngôi thánh đường đã bị tàn phá; bởi bom đạn trong chiến tranh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật chất và bị ngăn trở về nhiều mặt nhưng công trình vẫn được tiến hành sửa chữa.Cùng năm này, nhà thờ được khánh thành.
Giáo xứ Hà Nhuận hiện nay Hiện nay, giáo xứ có 10 giáo họ là: Đạt Thành, Đô Trình, Đô Xá, Eo Khang, Hoành Suối, Mỹ Phong, Phú Mỹ, Trị Sở, Trung Vực và Triệu Thành, nằm rải rác ở 9 xã trong huyện, với 1.671 giáo dân sống xen kẽ với lương dân. Với xuất phát điểm là một vùng nông nghiệp, nên đa phần đời sống kinh tế của giáo dân giáo xứ lấy nghề nông làm chính. Một số giảo dân buôn bán nho lẻ, giao thương tại khu vực thị trấn Giắt.
Trong những năm gần đây, được sự coi sóc của các đời cha quản xứ Phêrô Nguyễn Hữu Giang, Gioan Trần Ngọc Dương. Phêrô Đinh Văn Nghĩa, và hiện nay la cha Tôma Lê Xuân Khấn, giáo xứ Hà Nhuận đang được thay đổi từng ngày. Các công trình sinh hoạt chung được xây mới, các hoạt động tôn giáo diễn ra trong bầu khí sốt sắng và hiệp nhất, các hội đoàn được thành lập và tích cực đóng góp công sức trong tất cả các hoạt động của giáo xứ cũng như trong giáo phận.
Tuy khó khăn, gian truân trên con đường giữ đạo, nhưng mảnh đất này đã có những hoa quả đầu mùa kính dâng lên Thiên Chúa. Theo thống kê năm 2011, giáo xứ có 1 linh mục triều, 1 tu sĩ.
Trên chặng đường hướng tới tương lai, giáo dân Hà Nhuận quyết tâm sống đời sống đức tin kiên trung, bền bỉ. Đồng thời cũng phát triển hơn nữa đời sống kinh tế, văn hóa nhằm mang thêm được nhiều lương dân tòng đạo như lịch sử giáo xứ từng có.