Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Nghệ An có hàng vạn người con ưu tú tòng quân nhập ngũ.
Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tại khu di tích lịch sử Truông Bồn. |
Và để có ngày vui 30/4/1975, không thể không nhắc đến sự hy sinh anh dũng của hơn 45.000 người con quê hương Xứ Nghệ, trong đó, còn có gần 20.000 liệt sĩ chưa xác định được tên tuổi, quê quán, năm sinh. Có người may mắn trở về nhưng mang trong mình thương tật do chiến tranh để lại. Nhiều gia đình có chồng, cha bị nhiễm chất độc da cam, khiến nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần vẫn còn dai dẳng mãi. Với trách nhiệm, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công bằng những việc làm đầy thiện nguyện.
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ở cả 21 huyện, thành thị trong tỉnh Nghệ An luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, ghi nhớ tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh và người có công với cách mạng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. UBND tỉnh xây dựng đề án, kế hoạch chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện tốt quản lý nhà nước về công tác văn bản, chỉ thị của Bộ, ngành, trung ương, tỉnh và huyện về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời làm tốt vai trò giám sát việc thực hiện chính sách người có công và 5 chương trình “Đền ơn đáp nghĩa” do Bộ LĐ&TBXH ban hành. Công tác giải quyết đơn thư liên quan đến lĩnh vực người có công được giải quyết kịp thời đầy đủ, không sai sót. Việc chi trả tiền chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công được làm gọn trong từng tháng, đầy đủ, kịp thời, đúng địa chỉ người nhận. Không ngừng hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách chế độ ưu đãi đối với người có công. Nhiều năm qua, các tổ chức đoàn thể trong khối Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh xuống cơ sở đã nòng cốt đi đầu trong các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tăng cường tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị tích cực tham gia, phong trào tri ân. Các đoàn thể quần chúng đã phối hợp với các cơ quan chức năng ở tỉnh và huyện mở hàng trăm lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT về cây trồng, vật nuôi, cách gieo trồng giống mới, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả cho năng suất, thu nhập cao đã thu hút hàng vạn gia đình chính sách, con em thương, bệnh binh tham gia. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự đùm bọc yêu thương của nhân dân cùng với nỗ lực vươn lên của các gia đình chính sách và thương bệnh binh cho nên đời sống của các đối tượng chính sách đã ngang với mặt bằng chung toàn tỉnh, đạt thu nhập bình quân 30 triệu đồng người/tháng. Đã có hơn 2000 trang trại, gia trại do thương bệnh binh làm chủ trại sản xuất kinh doanh giỏi, cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến hơn 350 triệu đồng/trại/năm. Huyện Diễn châu 4.078 thương binh thì đã có 3.000 thương binh làm kinh tế giỏi, cho thu nhập từ 120 triệu đồng đến 200 triệu đồng người/năm. LÊ HOÀI THUNG
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com