Tin tức - Hoạt động

Môi trường sinh thái với kinh tế, xã hội

Cập nhật lúc 15:37 12/06/2020
86% lao động trong ngành da giày, dệt may có thể mất việc làm trước sự tiến công như "vũ bão" của máy móc kỹ thuật cao, tự động hóa và robot.. Ảnh: Ngọc Mai
86% lao động trong ngành da giày, dệt may có thể mất việc làm trước sự tiến công như "vũ bão" của máy móc kỹ thuật cao, tự động hóa và robot.. 

Tìm hiểu Thông điệp

- Việc phát triển kinh tế hướng về việc tạo những máy móc tự động và “đồng nhất hóa – homogenisieren” với mục đích, giảm bớt chuyển động và giảm bớt giá thành. Vì thế cần đến một sinh thái học kinh tế, có khả năng nhìn một cách tổng quát thực tại. Vì “việc bảo vệ môi trường cũng phải được hội nhập vào tiến trình phát triền và không được nhìn một cách đơn độc”... Có một liên hệ hỗ tương giữa hệ thống môi sinh và những thế giới khác trong xã hội và theo cách này cho thấy một lần nữa “toàn thể đứng trên từng phần” (LD 141).

- Nếu tất cả vạn vật đều liên kết với nhau, tình trạng các cơ chế của một xã hội cũng đều có những hệ luận về môi trường và về phẩm chất đời sống con người: “Mọi việc làm thương tổn sự liên đới và tình thân xã hội đều gây những tổn thất cho môi trường”. Theo nghĩa này, khoa môi sinh xã hội cần phải có cơ chế và dần dần đến những chiều kích khác nhau bắt đầu từ những yếu tố xã hội cơ bản của gia đình, tiến đến cộng đồng địa phương và đất nước, cho đến đời sống quốc tế. Ngay chính trên mỗi bình diện xã hội và giữa nhau, hình thành các cơ chế, qui định các liên hệ giữa con người. Tất cả những gì làm tổn hại các cơ chế này, đều đưa đến những hậu quả tai hại...

- Người ta có thể hy vọng rằng những qui định và các luật lệ tương đối cho môi trường thực sự có hiệu quả hay không ? Tỉ như chúng ta biết nhiều quốc gia, có những lề luật rõ ràng để bảo vệ các cánh rừng, nhưng rồi cũng có những nhân chứng câm lặng cho việc thường xuyên vi phạm các lề luật đó đã tàn phá đời sống con người và cuối cùng hủy hoại cả môi trường chung quanh.( LD 142).

Bình luận và minh họa 

- Sản phẩm của khoa học, kỹ thuật đe dọa con người - Báo Thanh Niên 14/12/16 btv Thu Hằng): Nguy cơ mất việc vì robot - Toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ đang đặt ra những thách thức ngày càng to lớn đối với Việt Nam. Nếu không có những quyết sách kịp thời, hàng chục triệu lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi robot (người máy). Đó là cảnh báo của các chuyên gia tại buổi đối thoại chính sách việc làm “Việt Nam cần làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và kỹ năng lao động”, do Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 13/12.

- 86% lao động dệt may - da giày có thể sẽ mất việc: Theo một nghiên cứu mới của ILO, có đến 86% lao động Việt Nam có thể sẽ mất việc... “Chúng ta phải cạnh tranh với robot. Tiền lương của robot đang giảm đi. Trong khi tiền lương của người lao động lại đang tăng lên. Khi các chi phí tăng, người ta sẽ chuyển hết sang robot vì robot không đình công, không phải mua bảo hiểm, có thể làm việc 24/24” (Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam).

- Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong năm 2018, đã phát hiện 4.114 vụ vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại là 397,22 ha. Riêng 4 tháng đầu năm 2019 phát hiện 1.185 vụ vi phạm, diện tích rừng bị thiệt hại là 255,27 ha, tăng 46,59 ha so với cùng kỳ năm 2018.

- Ông Y Giang Gry Nie Kơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nêu lý do rừng bị phá vì áp lực dân số gia tăng nhu cầu đất sản xuất, đất ở tăng theo. “Trước đây những người phá rừng dùng cưa để cưa cây, nay họ khoan lỗ, bơm thuốc độc cho cây chết. Kiểm lâm đâu thể ngồi từng gốc thông để canh. Thực tế những đối tượng xấu thường xúi giục dân phá rừng, lấn chiếm đất rồi họ mua lại, xem như việc mua bán đã xong! Bây giờ ở Đắk Lắk phần lớn còn lại là rừng nghèo kiệt, thưa thớt”, ông Nie Kơng nói.

- Sự thực dụng công nghệ, kỹ thuật hướng đến việc thống trị kinh tế và chính trị. Kinh tế nắm lấy rừng phát triển kỹ thuật để phục vụ cho lợi nhuận, không chú tâm đến hệ quả tiêu cực có thể xảy ra cho con người... 

Người ta chưa học được những bài học từ những cuộc khủng hoảng tài chính trên khắp thế giới và cũng học rất chậm các bài học về ô nhiễm môi trường...
 
FX Đỗ Công Minh (TH)
Thông tin khác:
ĐTC Phanxicô thành lập Quỹ giúp các gia đình Roma gặp khó khăn kinh tế do đại dịch (11/06/2020)
Tư liệu về linh mục Phêrô Phạm Bá Trực (1946-1954): Giới thiệu tổng quan, đính chính, mấy vấn đề cần làm rõ (11/06/2020)
Sáng kiến vẽ nhà thờ Đức Bà Paris được tham dự tích cực với 6.000 bản vẽ (10/06/2020)
ĐTC sẽ cử hành Lễ Mình và Máu Chúa Kitô tại Đền thờ Thánh Phêrô (10/06/2020)
ĐTC Phanxicô chúc mừng dòng Phanxicô Viện tu nhân dịp 800 năm thánh Antôn gia nhập dòng Phanxicô (09/06/2020)
ĐTC Phanxicô mời gọi người trẻ đoàn kết, cùng nhau vượt qua khủng hoảng (09/06/2020)
ĐHY Turkson kêu gọi các giám mục Hoa Kỳ tổ chức các giờ cầu nguyện xin ơn tha thứ và chữa lành (05/06/2020)
Đức Thánh Cha tham gia buổi đấu giá bác ái (05/06/2020)
ĐTC Phanxicô chúc mừng dòng Phanxicô Viện tu nhân dịp 800 năm thánh Antôn gia nhập dòng Phanxicô (04/06/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log