Làng Cốm Vòng thời điểm hiện tại. Ảnh: HL |
Thức quà đậm vị truyền thống Cốm làng Vòng chắc chắn là thức quà quá đỗi thân thuộc với người dân đất Hà thành. Không ai biết nó xuất hiện vào thời gian cụ thể nào, chỉ nghe các bậc cao niên trong làng kể lại cốm có cách đây khoảng ngàn năm rồi. Thức quà này xuất hiện một cách rất ngẫu nhiên, sau một lần vỡ đê, nước tràn vào nhấn chìm cả đồng ruộng khiến khắp nơi mất mùa đói kém. Người dân ra vớt vát những bông lúa non còn lại, đem về rang để ăn dần chống đói không ngờ lại có vị ngon, ngọt, dẻo dẻo đến lạ lùng. Cốm xuất hiện từ thời điểm đấy
Cuối hè đầu thu là thời điểm cho một mùa cốm. Chính lúc này đây cốm làng Vòng lại rộn rã hơn đến lạ thường. Âm thanh của những tiếng chày giã lại vang lên nhiều hơn. Khi chúng tôi tìm đến làng cốm, gặp bà Hoàng Bích Hường, người đã có hơn 40 năm trong nghề. Bà Hường không nhớ bà làm từ bao giờ chỉ biết rằng từ nhỏ đã theo ba mẹ làm cốm.
Đôi tay vừa thoăn thoắt gói cốm cho khách, bà vừa mải mê kể cho chúng tôi về cách làm cốm ngon chuẩn truyền thống: Muốn làm ra món cốm ngon, nguyên liệu cũng phải ngon. Phải thật kỹ từ khâu chọn thóc. Những hạt thóc được chọn làm cốm không phải hạt thóc thông thường mà phải chọn hạt thóc non còn nguyên sữa. Đây là tiêu chuẩn mà bất kỳ người làm cốm nào cũng phải biết.
Người làm cốm phải có đôi tay thật khéo léo mới làm ra được hạt cốm ngon. Phải thực hiện đủ bước từ đãi thóc, rang thóc cốm, giã cốm.
Bà Hường giới thiệu thêm những món ăn làm từ cốm: “Không chỉ dùng làm bánh cốm, cốm có thể làm được nhiều món ăn khác nhau như xôi cốm, chả cốm, chè cốm, cốm xào, trứng đúc cốm.”
Nguy cơ thất truyền nghề làm cốm truyền thống Tuy nhiên, nghề làm cốm truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Theo lời kể của bà Hường, làng cốm ngày xưa khác hẳn bây giờ. Trước kia, cả làng người người nhà nhà đều làm cốm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại con số này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ngày xưa, cốm rải rác từ đầu làng đến cuối làng, ai cũng làm và bán cốm. Nhưng ở hiện tại, chỉ còn vài người bán cốm đầu làng, còn trong làng không còn mấy nhà làm cốm truyền thống nữa.
“Hầu hết những nhà làm cốm ngày xưa đều đã chuyển sang cho thuê mặt bằng, nhà ở hay buôn bán cái khác, chứ làm cốm truyền thống vừa vất lại không được mấy đồng”, bà Hường chia sẻ.
Ở cái tuổi 60, bà Hương vẫn tâm huyết với nghề. Những ngày thuộc vụ mùa, ngày nào bà cùng chồng đều rang, giã,... làm ra những hạt cốm tươi ngon, không ngừng giữ cái hồn của nghề. Nhưng trong bà vẫn vướng bận nỗi băn khoăn về người kế truyền: “Gia đình tôi đã 7 đời làm cốm, tôi là đời thứ 7 rồi, rất muốn truyền nghề cho con cháu nhưng chưa có ai muốn theo nghề. Tôi không muốn sau đời tôi bị thất truyền cái nghề này nhưng các cháu bây giờ đều bận nhiều việc không có thời gian.” Được biết, đây chính là lý do chung nghề làm cốm nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.
Hơn thế nữa, một trong những nguyên do mà nhiều người dần bỏ cách làm cốm truyền thống đó là sự xuất hiện của máy móc. Máy móc có khả năng thay thế cho con người thậm chí đem lại năng xuất cao gấp nhiều lần so với con người. Nhiều nhà trong làng cũng vì thế chuyển sang sử dụng máy thay cho sức người.
Trăn trở, suy tư và cũng cố tìm cách giữ cái nghề cha truyền con nối cả ngàn năm nay nhưng bà Hương hay một số gia đình còn lại vẫn chưa tìm ra lời giải.