Tin tức - Hoạt động

Phong trào thi đua đặc biệt

Cập nhật lúc 11:25 15/10/2021
Những điểm di tích cũng được đặt pano mang thông điệp phòng, chống dịch. Ảnh: Nam Nguyễn
Những điểm di tích cũng được đặt pano mang thông điệp phòng, chống dịch. Ảnh: Nam Nguyễn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1497/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch CoVid-19”. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể thi đua đồng hành cùng Chính phủ và các ngành, các địa phương trong công tác phòng, chống đại dịch CoVid-19, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia, giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch.

Mục tiêu của Phong trào là nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch CoVid-19 với phương châm “phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên”; thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống đại dịch CoVid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đờisống,sức khỏe nhân dân. Đồng thời, đề cao tinh thần thi đua, khuyến khích sáng tạo, phát huy sáng kiến huy động mọi nguồn lực, đề xuất các giải pháp và biện pháp trên mọi lĩnh vực để đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế thiệt hại về người, tài sản.

Nội dung trọng tâm của Phong trào

Theo Quyết định củaThủ tướng, Phong trào thi đua đặc biệt nói trên sẽ tập trung vào 6 nội dung trọng tâm, gồm:

- Thi đua thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết,Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương,BộChính trị,BanBí thư, Quốc hội,Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống đại dịch CoVid- 19.Triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, mạnh mẽ và hiệu quả các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát tốt hơn đại dịch CoVid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống đại dịch.

- Thi đua phát huy sáng kiến, giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, xuất nhập khẩu... thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, huy động các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống đại dịch, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Thi đua đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế và lực lượng tuyến đấu chống dịch; tiếp tục có biện pháp thiết thực, cụ thể hỗ trợ cho người dân, người lao động, người sử dụng lao động, nhất là ở vùng có dịch vượt qua khó khăn trong đại dịch.

-Thi đua giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trongmọitình huống; chủ động đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đại dịch để gây rối, chống phá. 

- Thi đua triển khai hiệu quả, an toàn Chiến lược văcxin phòng CoVid-19 nhằm đạt tỉ lệmiễn dịch cộng đồng.Đẩymạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống đại dịch, trong hoạt động “ngoại giao văcxin”, tiếp cận bình đẳng trong cung cấp văcxin, nhất là với đối tác, bạn bè truyền thống, các tổ chức quốc tế có tiềmlực về nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp văcxin; Thi đua xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển,sản xuất văcxin trong nước.

- Thi đua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống đại dịch CoVid-19; tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu, tin tưởng, thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp triển khai.

Thiết thực, khơi dậy ý chí tự cường dân tộc

Theo Quyết định, phong trào thi đua đặc biệt trên được triển khai sâu rộng, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, trong tất cả các cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và tinh thần quốc tế cao đẹp; động viên, lôi cuốn các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tích cực, chủ động tham gia phòng, chống đại dịch CoVid-19.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”,Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hưởng ứng, triển khai các phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề, nội dung phù hợp, tạo động lực khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tích cực tham gia thi đua đẩy lùi sự bùng phát của dịch bệnh, duy trì và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội; chăm lo đời sống, sức khỏe nhân dân.
An Luých
Thông tin khác:
Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (14/10/2021)
Các tổ chức tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường (12/10/2021)
Tặng quà người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng dịch (11/10/2021)
Hơn 19.310 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid - 19 (10/10/2021)
Bộ Y tế tiếp nhận thêm 300.000 liều vaccine Covid - 19 Astrazeneca và trang bị chống dịch từ Australia (09/10/2021)
Đất nước nguy khó và sự đồng lòng chống dịch (09/10/2021)
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2021 của ĐTC Phanxicô (08/10/2021)
Tặng 1 triệu bộ kít xét nghiệm hỗ trợ thành phố Hà Nội chống dịch (08/10/2021)
Thủy điện Việt Nam (07/10/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log