Bà Têrêsa Phạm Thị Lan, sinh năm 1965, ca đoàn giáo xứ Cửa Bắc, quận Ba Đình Ủy ban ĐKCGVN thành phố quan tâm hơn đến đời sống người Công giáo ở các giáo xứ nhất là những người nghèo. Vừa qua, Ủy ban có đề xuất xin quỹ vì người nghèo thành phố hỗ trợ cho 15 nhà xây mới và 1 nhà sửa cho người Công giáo nghèo, khó khăn về chỗ ở. Sang năm Ủy ban nên mở rộng số lượng ra nữa, nhất là ở các huyện miền núi. Tại sao Hà Nội vẫn đi làm từ thiện nhiều nơi mà ngay dân thành phố Hà Nội vẫn còn không ít người khó khăn. Các năm trước, Ban ĐKCG quận Ba Đình vẫn tổ chức kỷ niệm Giáng sinh gặp gỡ, văn nghệ rất vui, vài năm nay thì không. Không rõ lý do vì sao? Tại sao quận Tây Hồ làm được mà Ba Đình và một số quận, huyện khác không làm được để động viên bà con Công giáo.
Ông Maccô Giuse Trần Thanh Đức, 73 tuổi, thừa tác viên giáo xứ Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai Tôi mong sao Ủy ban ĐKCGVN thành phố làm tốt hơn nữa việc phản ánh tâm tư nguyện vọng của người Công giáo để cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết kịp thời, đừng để xảy ra điểm nóng. Ví dụ, một vài điểm nóng ở miền Trung vừa qua tạo ra bầu khí không tốt cho quan hệ đạo, đời cũng như khối đại đoàn kết toàn dân. Người ở xa, không rõ thực hư cứ vào hùa theo đám đông nên căng thẳng không chỉ tại chỗ mà ở cả nơi khác và cả trên mạng nữa. Nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng để phản ánh và tìm ra giải pháp hạ nhiệt được đâu mà phải là người có uy tín, có đủ tài năng. Ủy ban ĐKCGVN thành phố nhiệm kỳ này phải tìm ra những người như thế vào làm thành viên. Ở xứ Thịnh Liệt (q. Hoàng Mai) gần đây giải quyết được việc kè hồ nhà xứ, giáo dân phấn khởi lắm nhất là giải quyết cấp hơn 500m2 đất cho họ Pháp Vân xây nhà thờ. Tôi cũng muốn trong Ban Thường trực Ủy ban ĐKCG thành phố có sự phân công, chia sẻ công việc cho các thành viên, đừng dồn công việc hết cho một vài người. Người thì quá mệt, người thì nhàn rỗi quá.
Ông Phạm Ngọc Kỳ, sinh năm 1970, giáo dân quận Thanh Xuân Bây giờ cán bộ ở quận, huyện, thành phố tối thiểu cũng có bằng cử nhân cả, một số còn có trình độ trên đại học. Ủy ban ĐKCG thành phố cũng như các Ban ĐKCG nếu hạn chế về trình độ rất khó thuyết phục thành phố, quận, huyện ủng hộ chương trình hành động của mình. Rồi còn trao đổi học hỏi với tỉnh, thành khác. Nếu năng lực hạn chế thì còn ảnh hưởng tới cả phong trào chung. Một số vị ở Ban ĐKCG tuổi hơi cao sẽ rất khó điều hành công việc nhất là thời buổi công nghệ số này. Phải cố gắng trẻ hóa vì có sức khỏe mới xông xáo, nhanh nhạy được còn tuổi cao đúng là có kinh nghiệm nhưng đi lại khó khăn mà địa bàn thành phố thì rộng. Tôi cũng mong Đại hội nên quan tâm tới các quận huyện số lượng giáo dân không đông như Thanh Xuân, Long Biên. Nếu chỉ phân bổ cho mỗi đơn vị này 1 ủy viên Ủy ban ĐKCG thành phố, lỡ khi vị này ốm thì không cử ai đi thay được, dẫn đến khó khăn khi lĩnh hội chủ trương của thành phố.
Ông Giuse Nguyễn Khắc Lộc, Phó Chủ tịch HĐGX Tình Lam Tôi chúc mừng những thành tích mà tổ chức và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo Thủ đô trong nhiệm kỳ 2012-2017. Để thúc đẩy phong trào đi lên, tôi thấy có 2 việc cần làm. Thứ nhất là đẩy mạnh hoạt động từ thiện, nhân đạo. Để các nhà hảo tâm tin tưởng rằng đồng tiền, bát gạo họ giúp đỡ phải đến đúng địa chỉ cần giúp, thời gian qua, khi tôi vận động, tôi thường nhờ linh mục ở nơi thụ hưởng gọi điện thoại cảm ơn từng nhà hảo tâm, nên họ rất tin tưởng. Thứ hai, Ủy ban lấy lời huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI: “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” làm phương châm vận động và phấn đấu. Nhưng thực tế, qua các đợt khen thưởng, tổng kết thi đua, chúng ta mới chú ý mặt “công dân tốt”, mặt “người Công giáo tốt” bị xem nhẹ. Cho nên nhân sự Ủy ban khóa tới phải chú ý hơn yếu tố này, coi đó là tiêu chuẩn bắt buộc của mọi thành viên. Ai thấy mình không đủ tiêu chuẩn có thể tự nguyện xin rút lui, tham gia tổ chức khác vì tổ chức của mình là tổ chức tập hợp những người Công giáo tiêu biểu.
Bà Têrêsa Nguyễn Thị Nghĩa, sinh năm 1956, giáo xứ Thái Hà Tôi thấy ở Hà Nội ít nơi có đồng bào Công giáo toàn tòng mà thường sống xen kẽ giáo lương nhưng Ủy ban ĐKCG trong công tác từ thiện nhân đạo mới chú ý đến đối tượng Công giáo chứ chưa chú ý đến đồng bào các tôn giáo khác sống tại đấy, tạo ra định kiến cho rằng Công giáo thiên vị. Chủ nhật vì người nghèo vừa qua, giáo xứ Thái Hà chuẩn bị 500 suất quà tặng những người nghèo không phân biệt giáo, lương. Cha xứ đến từng giáo khu trao quà nên người không Công giáo rất cảm động. Dịp lễ Giáng sinh, giáo xứ cũng mời những gia đình không Công giáo sống quanh nhà thờ đến để gặp gỡ, cảm thông. Vì có những sinh hoạt tôn giáo làm ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của họ. Những việc làm này rất có tác động chuyển hóa và có người đã xin gia nhập đạo Công giáo. Thiết nghĩ, trong chương trình công tác của Ủy ban nhiệm kỳ tới phải gần giáo dân hơn nữa để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ nhất là những người kém may mắn