Văn hóa nghệ thuật

Hát ví – hát dặm

Cập nhật lúc 09:39 11/07/2019
Liên hoan dân ca ví, dặm xứ Nghệ. Ảnh: Thu Hà Ảnh: Mạnh Thắng
Liên hoan dân ca ví, dặm xứ Nghệ. Ảnh: Thu Hà Ảnh: Mạnh Thắng
 
Hát ví Nghệ Tĩnh thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...). Âm vực của ví thường không quá một quãng 8. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa. Thể hát ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo, ví giận thương (giận mà thương). Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết, ân tình. Hát ví từ xưa được dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái trong các đêm trăng sáng, song còn có ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ. Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát.

Hát dặm Nghệ Tĩnh thuộc hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ vè 5 chữ, nói cách khác, dặm là thơ ngụ ngôn vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại. Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể). Hát dặm rất giàu tính tự sự, trữ tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.Hát dặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ) vè. Âm nhạc đi theo thường là phách. “Dặm” có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 hoặc một nhóm người hát đối diện nhau hát. Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày. Ví dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể nhân loại.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Môn đệ cộng tác vào (10/07/2019)
Vài cảm nhận về tác phẩm: Cây hoa giấy (09/07/2019)
Vẫn thác tín mọi đàng (08/07/2019)
Vài cảm nhận về tác phẩm: cây thông (02/07/2019)
Sông Hương và ca Huế (02/07/2019)
Lịch sử Công giáo Hungary (01/07/2019)
Sự gắn kết Ba Ngôi (28/06/2019)
Cầu thang thánh được phục dựng (20/06/2019)
Đến thành phố vắng bóng ô tô tại đảo Hydra – Hy Lạp (20/06/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log