Văn hóa nghệ thuật

Ấn tượng Khánh Hòa

Cập nhật lúc 09:31 05/10/2017
Viện Hải Dương học Nha Trang được thành lập năm 1922 là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.
Bên trong viện Hải Dương Học vô cùng đẹp
Bên trong viện Hải Dương Học vô cùng đẹp

       Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển có trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Nói đến Viện Hải dương học nổi tiếng này, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là Bảo tàng Hải dương học. Đến với bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, du khách còn có thể thấy hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò Biển. Đặc biệt, bảo tàng lưu giữ và trưng bày bộ xương cá Voi khổng lồ dài gần 18m, cao 3m từng bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá. Viện Hải Dương học Nha Trang còn có Phòng trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa giới thiệu nhiều tài liệu và hàng trăm mẫu sinh vật, địa chất, các loài sinh vật sống tiêu biểu của vùng biển thuộc hai quần đảo này.
 
Mộ bác sĩ Alexandre Yersin. Ảnh: TL
Mộ bác sĩ Alexandre Yersin. Ảnh: TL
       Mộ bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943) nằm ở Suối Dầu, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách TP. Nha Trang khoảng 20 km. Đi dọc QL1, qua địa phận xã Suối Cát, du khách sẽ thấy tấm biển với dòng chữ “Khu mộ bác sĩ Yersin”. Mộ nằm trên một ngọn đồi nhỏ thoáng mát, dưới vòm cây xanh lá, bên cạnh là một am thờ để du khách thắp hương tưởng niệm và một tấm bia đá ghi tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của ông bằng hai Việt văn và Pháp văn. Ông là người Pháp sinh tại Thụy Sĩ, năm 1890 sang Việt Nam. Ông giỏi về nhiều lĩnh vực như thám hiểm (khám phá cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung bộ sang Campuchia), nông nghiệp (đưa giống cây cao su và cà phê về trồng tại Việt Nam), đặc biệt là y học với thành tích không chế và loại trừ nhiều căn bênh hiểm nghèo (tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông “Yersinia pestis”. Ông còn là người thành lập Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội). Vĩ nhân này mất ngày 1/3/1943. Trong di chúc để lại, ông viết “đám tang của tôi phải được tổ chức thật giản dị, không điếu văn, điếu từ gì cả” và ông xin cho thi hài mình được nằm úp mặt, hai tay dang ra, để được ôm trọn mảnh đất đã nặng tình, không thể chia xa. Hai hôm sau, lễ tang ông được cử hành. Người dân Khánh Hòa khóc thương, tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Khu mộ Yersin trở thành một di tích lịch sử Quốc gia.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Vâng nhưng không làm việc (03/10/2017)
Sách xưa được ưu ái giữa lòng phố (02/10/2017)
Bí ẩn cuộn giấy da Laurentius Loricatus ở Vatican (29/09/2017)
Bí Ẩn 10 Phép Lạ Tôn Giáo Khoa Học không thể giải thích (28/09/2017)
Hành hương Lisieux (26/09/2017)
Ông chủ vườn nho (25/09/2017)
Những hình ảnh cổ nhất về Chúa Giêsu (22/09/2017)
Thánh lễ tại giáo xứ Việt Nam – Paris (21/09/2017)
Ảnh "Film & Hà Nội" vẫn còn chỗ đứng (20/09/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log