DINH CAIPHA
Một góc Dinh Calpha |
Đêm lịch sử ấy đã diễn ra biết bao sự kiện quan trọng. Dinh Caipha đánh dấu một Hội đoàng Coäng toaï Dothaùi ña nhóm họp khẩn cấp vào ban đêm và đưa ra một phán quyết bất hợp pháp khép tội chết cho Chúa Giêsu. Một nhà thờ được xây dựng mang tên nhà thờ thánh Phêrô hay còn gọi là nhà thờ Con Gà vì nhắc nhớ sự kiện thánh Phêrô đã hiện thực Lời Chúa báo trước: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần." (Mc 14,30).
Địa danh chồng chất địa danh, sự kiện nối tiếp sự kiện. Nơi đây còn một hố lớn tương tự như giếng cạn, tương truyền Chúa Giêsu bị trói và thả xuống nơi tù giam này. Sự kiện này không có trong các Tin Mừng nhưng vẫn được các khách hành hương tôn kính.
Câu nói của Caipha: "Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt" (Ga 11,50), thể hiện một tinh thần bạc nhược của kẻ mất nước, sợ người Rôma nghi ngờ và hủy diệt Dothái. Nhưng Thiên Chúa biến sự dữ ra sự lành, theo thánh sử Gioan thì lời của Caipha đã trở thành lời tiên tri báo trước Chúa Giêsu chết cho toàn thể nhân loại.Vì là đất nước bị trị nên dù là vua, Hêrodê cũng chỉ là bù nhìn, ông không có quyền kết án tử hình. Đó là lý do khiến người Dothái phải lụy phục quan toàn quyền Phongxiô Philatô. Từ nhà Caipha tới dinh Philatô không xa, đoàn đi bộ khoảng một vài trăm mét. Đó cũng chính là khởi đầu chặng đường Thánh giá - Nơi thứ nhất quan Philatô luận án Đức Chúa Giêsu.
CHAN HÒA SỨC SỐNG PHỤC SINH
Hình ảnh Chúa Phục sinh đã được hàm ẩn trong thiết kế của Đại thánh đường Mộ Thánh, đó là đỉnh Dome tròn thiết kế rực rỡ ánh sáng như đang đón chờ giờ Chúa từ trong cõi chết Phục sinh đem lại sức sống mới cho toàn thế giới, mọi thời đại. Tuy chỉ cần ở nơi đây, người ta đã thấy hình ảnh Phục sinh gắn liền thời khắc lịch sử cứu độ như vậy. Nhưng chúng tôi vẫn hành hương tới làng Emmaus, nơi hai môn đệ được đồng hành với "Người Bộ Hành Thứ Ba" để cảm nghiệm những tâm tình thiêng liêng về Chúa Phục sinh. Một con đường nở hoa rực rỡ dẫn đến một ngôi nhà thờ nhỏ đơn sơ. Bên trong còn đơn sơ hơn. Tuy nhiên, một bức tranh hoạ hình ảnh Chúa đồng hành với hai môn đệ Emmaus đủ để nói lên tất cả.
Ngược lên phía Tây Bắc biển hồ Galilê, ta đến vùng Tabgha và gặp được ở đây câu chuyện lịch sử trong phụ trương của Tin Mừng Gioan. Ba lần Chúa hỏi Phêrô:"Này Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến thầy không?"(x. Ga 21, 15-17). Tin Mừng không xác định vị trí nên lòng tin truyền thống đã xác định một vị trí trên bờ biển hồ này, một vị trí trở nên linh thiêng và dễ suy niệm. Ngày nay một nhà thờ đã được xây dựng, đó là nhà thờ do các cha dòng Phanxicô xây mang tên nhà thờ Tối Thượng Quyền thánh Phêrô. Vì Chúa đã trao cho Phêrô quyền chăn dắt đàn chiên của Chúa. Rồi giây phút trọng đại của lịch sử cứu độ đã tới. Núi Olivete là điểm hẹn để các Tông đồ được gặp Chúa trước khi Chúa về trời. Đỉnh núi ngày nay là một đền thờ do Hồi giáo chủ quản. Nói là đền thờ nhưng thực tế chỉ là một dome tròn bao trùm ngọn quả núi. Thời Thập tự chinh đã xây mái tròn trên và một bức tường bảo vệ bao quanh. Bên trong dome là cả một khối đá lớn đã trở nên sáng bóng do việc hôn kính của các tín hữu từ khắp thế giới hành hương về đây tôn kính dấu chân của Chúa thăng thiên. Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com